Tổng hợp một số chính sách được ban hành từ 01-15/01/2016

  1. Chính sách mới đối với thân nhân hạ sĩ quan trong ngành công an

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 05/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân. Theo đó, đối tượng áp dụng là bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, chiến sĩ.

Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ bị ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên được trợ cấp 500.000 đồng/suất/lần.

– Gia đình hạ sĩ quan, chiến sĩ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến nhà ở bị sập, trôi, cháy hoặc phải di dời chỗ ở được trợ cấp 3.000.000 đồng/suất/lần.

Cơ quan công an có thẩm quyền thay đổi hộ khẩu
Cơ quan công an có thẩm quyền thay đổi hộ khẩu

Chế độ trong hai trường hợp trên được thực hiện không quá 02 lần trong 01 năm đối với một đối tượng.

– Thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ từ trần, mất tích được trợ cấp 2.000.000 đồng/suất.

Bên cạnh đó Nghị định cũng nêu rõ thủ tục, hồ sơ, trình tự thực hiện việc xin trợ cấp khó khăn đột xuất. Đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ sẽ có trách nhiệm nhận hồ sơ và trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, tổng hợp, kiểm tra và đề nghị cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định trợ cấp khó khăn đột xuất đối với, hạ sĩ quan, chiến sĩ đồng thời chi trả chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất cho hạ sĩ quan, chiến sĩ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Chỉ thị của Thủ tướng về tổ chức bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Theo chỉ thị, UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Kế hoạch công tác bầu cử của Hội đồng Bầu cử quốc gia, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động thực hiện và bảo đảm tiến độ việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử; công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp; trình tự các bước tiến hành công việc trước, trong, sau ngày bầu cử và các điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ bầu cử.

Bầu cử quốc hội và HĐND các cấp
Bầu cử quốc hội và HĐND các cấp

Chủ động phối hợp Thường trực HĐND, các cơ quan liên quan giám sát, kiểm tra và thực hiện công tác bầu cử. Chỉ đạo các cơ quan quân đội, công an ở địa phương xây dựng các kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn và tại các địa điểm bỏ phiếu; bảo đảm cho cuộc bầu cử diễn ra an toàn, đúng pháp luật; xây dựng phương án dự phòng bảo đảm cuộc bầu cử tiến hành liên tục, không bị gián đoạn…

3. Tháng 5 là “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động”

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương hướng dẫn, tổ chức “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” bảo đảm thiết thực, hiệu quả với mục đích nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khoẻ người lao động.

Kinh phí tổ chức “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ quyết định “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” bắt đầu tổ chức từ năm 2017.

 

II. VĂN BẢN ĐỊA PHƯƠNG

  1. Chính sách hỗ trợ sáng tạo, phổ biến tác phẩm văn học, nghiên cứu về Quảng Nam giai đoạn 2016-2020

Ngày 18 tháng 01 năm 2016, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định 257/QĐ-UBND về ban hành quy định Chính sách hỗ trợ sáng tạo, phổ biến tác phẩm văn học, nghiên cứu về Quảng Nam giai đoạn 2016-2020, theo đó:

Đối tượng được hỗ trợ là tác giả, nhóm tác giả là công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc trong và ngoài tỉnh có tác phẩm văn học, nghiên cứu về Quảng Nam có chất lượng cao.

Hình thức hỗ trợ: trực tiếp cho tác giả, nhóm tác giả. Thời gian hỗ trợ từ 2016-2020, định kỳ 2 năm tổ chức xét chọn và hỗ trợ một lần, cụ thể vào các năm 2016, 2018, 2020.

Mức hỗ trự từ 10 đến 30 triệu đồng tùy theo nội dung, chất lượng tác phẩm, cụ thể:

Tác phẩm đạt kết quả trung bình – khá: hỗ trợ 10 triệu đồng

Tác phẩm đạt kết quả khá: hỗ trợ 20 triệu đồng

Tác phảm đạt kết quả tốt: hỗ trợ 30 triệu đông

2. Bổ sung các đối tượng được hỗ trợ tết Nguyên Đán Bính Thân 2016

Theo Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt bổ sung đối tượng, mức hỗ trợ và tạm cấp kinh phí cho các địa phương để thực hiện hỗ trợ đón tết Nguyên Đán Bính Thân 2016 thì bổ sung các đối tượng:

– Hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020

– Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

– Cán bộ xã, phường nghỉ việc hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách  theo Quyết định 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ

– Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế được giao) và hợp đồng lao động theo Nghị định 68 có hệ số lương từ 2,34 trở xuống hưởng lương từ ngân sách tỉnh.

Mức hỗ trợ 300 đồng / người

3. Quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép xây dựng

Ngày 13 tháng 01 năm 2016, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 132/QĐ-UBND về việc thực hiện quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, theo đó trách nhiệm của cơ quan thu lệ phí như sau:

– Tổ chức thu đúng mức thu theo quy định; thông báo hoặc niêm yết công khai mức thu lệ phí tại trụ sở làm việc; mở sổ sách kế toán theo dõi số thu, nộp và sử dụng lệ phí thu được theo đúng chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.

– Thực hiện lập và cấp biên lai cho đối tượng nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của cơ quan Thuế; đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, kê khai, quyết toán biên lai thu lệ phí và nộp ngân sách tiền lệ phí theo đúng quy định.

– Quản lý, sử dụng khoản thu lệ phí được trích để lại theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002.

TỔng hợp

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *