Tình huống kỳ 17: Ném xoài làm vỡ kính, ai bồi thường?

Tình huống kỳ 17: A, B và C là học sinh lớp 8/C của Trường THCS XYZ. Một hôm, trong giờ học, A rủ rê B và C: “Mình ra ngoài hái xoài trộm đi”. Vốn là đại diện của lực lượng siêu quậy chỉ sau “nhất quỷ, nhì ma, …”, B và C liền hưởng ứng: “Ý kiến hay đó, mình đi đi”.

Thế là cả ba kéo nhau leo rào qua nhà người dân cạnh trường, nơi có cây xoài với những quả chín đung đưa đã bao lần khiến cả nhóm không thể tập trung học bởi miệng ứa đầy nước.

Với những công cụ “bạ đâu nhặt đó”, A liền trổ tài thiện xạ để hạ rơi mấy trái xoài trong sự cổ vũ của B và C. Chẳng may, tài thiện xạ của A đã phát huy không đúng mục đích mà cả nhóm đã đề ra trước đó. Hòn đá sau khi bất lực trước những trái xoài cứng đầu đã không chịu “hạ cánh an toàn” trên đất mà bay trúng cánh cửa kính của ngôi nhà đối diện. Kính vỡ, cả nhóm tái xanh mặt mày.

Tình huống kỳ 17: Ném xoài làm vỡ kính, ai bồi thường? - ảnh 1

Tình huống kỳ 17: Ném xoài làm vỡ kính, ai bồi thường? - ảnh 2

Tình huống kỳ 17: Ném xoài làm vỡ kính, ai bồi thường? - ảnh 3

Sự xuất hiện của vợ chồng chủ nhà sau tiếng động kinh hoàng cũng nhanh như tốc độ bay của hòn đá. Cả nhóm bị giữ lại và cả gia đình lẫn nhà trường đều có mặt.

Trước yêu cầu bồi thường của vợ chồng chủ nhà, phụ huynh cho rằng: “Trường phải đền vì chúng đang trong thời gian học”. Ngược lại, nhà trường không đồng ý bồi thường vì: “Con ông bà nên ông bà phải bồi thường”.

À Ra Thế xin mời quý bạn đọc nhanh tay tìm hiểu các quy định của pháp luật để giúp chủ nhà xác định: Ai phải bồi thường thiệt hại và nhớ kèm theo dự đoán số người có đáp án đúng nhé!

Bạn đọc tham gia dự thi bằng cách: Trả lời trực tiếp http://plo.vn/a-ra-the.html hoặc gửi đáp án về hộp thư arathe2016@phapluattp.vn hoặc gửi qua bưu điện: “À Ra Thế – báo Pháp Luật TP.HCM, 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM”.

BAN TỔ CHỨC
Nguồn:plo.vn
TRANGTINPHAPLUAT.COM GỢI Ý TRẢ LỜI NHƯ SAU (MANG TÍNH THAM KHẢO)
Câu 1. Ai phải bồi thường thiệt hại?
Theo quan điểm của trangtinphapluat.com thì nhà trường phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp này, vì:

Tại ĐIều 621 Bộ luật dân sự 2005 quy định về Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý, như sau: 

1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

2 Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

Nhà trường phải bồi thường thiệt hại do học sinh gây ra
Nhà trường phải bồi thường thiệt hại do học sinh gây ra

3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường.

Như vậy, theo quy định trên và tình huống đề ra thì A. B. C là học sinh lớp 8 nên dưới 15 tuổi, và A, B, C đang tham gia học tại trường nên thuộc quyền quản lý trực tiếp của nhà trường. Việc để A, B, C bỏ trốn trong giờ học mà không có giáo viên, bảo vệ ngăn cản là nhà trường đã thiếu trách nhiệm trong quản lý học sinh. Do đó, nhà trường phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do A, B, C gây ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2005.

Ai phải bồi thường?

Em còn nhỏ tuổi

Đi học ở trường

Chơi trò tinh nghịch

Ném đá trộm xoài

Xoài đâu chẳng thấy

Chỉ thấy kính rơi

Chủ nhà bắt đền

Mẹ em chẳng chịu

Vì em đang học

Tại trường cấp 2

Cho nên trách nhiệm

Thuộc về nhà trường

Thầy em liền nói

Con chị trốn học

Làm sao trường biết

Nên không có lỗi

Và không bồi thường

Có chăng hỗ trợ

Cùng với gia đình

Bồi thường gia chủ

Mẹ tôi tự nhủ

Phải kiện ra tòa

Để cho ra nhẽ

Ai phải bồi thường?

Các bạn có thương

Tra giùm pháp luật

Để trả lời giúp

Ai phải bồi thường?

Ru bi

ĐÁP ÁN À RA THẾ KỲ 16.

(PL)- Các đáp án đều xác định được xe ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ và thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng khi xác định người bồi thường cho anh N. thì gần nửa số đáp án lại lúng túng.
Rà soát các quy định của BLDS 2005, có thể xác định chiếc xe taxi là nguồn nguy hiểm cao độ (khoản 1 Điều 623). Do vậy, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải căn cứ vào quy định tại Điều 623 BLDS 2005. Theo đó, “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật”.Theo tình huống, anh T. để quên chìa khóa trên xe, không khóa cửa xe nên đã có lỗi trong việc bảo quản, trông giữ nguồn nguy hiểm cao độ để cho anh H. lấy xe “dợt” vài vòng và quên gài thắng tay khi rời xe khiến thiệt hại xảy ra cho anh N. Do vậy, anh T. có phần trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại cho anh N.Về phần anh H., việc anh H. tự ý lấy xe “dợt” vài vòng rồi quên gài thắng tay khiến xe chạy lùi gây thiệt hại cũng đã xác định rõ trách nhiệm bồi thường của mình theo quy định tại khoản 4 Điều 623: “Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại”.Quên rút chìa khóa, cũng chịu phần trách nhiệm - ảnh 1Ảnh minh họa: HTDCạnh đó, tình huống đưa ra anh T. là lái xe cho hãng taxi Z nên theo quy định tại Điều 618 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005, hãng taxi Z phải đứng ra bồi thường thiệt hại do anh T. gây ra và có quyền yêu cầu anh T. phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 623 cũng quy định: “Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khácchiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường”. Đây chính là “ổ khóa” của tình huống kỳ 16, bởi việc xác định nội dung “đã giao cho người khác” sẽ giúp chúng ta xác định được người phải liên đới với anh H. bồi thường cho anh N.Căn cứ vào điểm đ tiểu mục 2 Mục III Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã hướng dẫn, nếu A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B và B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây ra tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:Nếu B chỉ được thuê lái xe và được trả tiền công thì A vẫn được xác định là người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe ô tô, do đó A phải bồi thường thiệt hại.Nếu B được A giao xe thông qua hợp đồng thuê tài sản thì B được xác định là người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe ô tô và B phải bồi thường thiệt hại.Đối chiếu lại tình huống kỳ 16, chúng ta có thể xác định được anh T. không được chủ hãng taxi giao xe thông qua hợp đồng thuê tài sản. Do vậy, hãng taxi Z sẽ là người đứng ra liên đới cùng với anh H. bồi thường cho anh N. và theo quy định tại Điều 618 BLDS 2005, hãng taxi Z có quyền yêu cầu anh T. hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định.Từ những phân tích trên, đáp án của tình huống kỳ 16 là: Hãng taxi Z và anh H. liên đới bồi thường cho anh N., sau đó hãng taxi Z có quyền yêu cầu anh T. hoàn trả một khoản tiền theo quy định. Xin kính mời quý bạn đọc xem clip đáp án tại: http://plo.vn/a-ra-the.html.À Ra Thế xin chúc mừng những bạn đọc có đáp án trùng với đáp án trên. Vẫn với tinh thần “Không được giải cũng được luật”, mời bạn đọc tiếp tục tham gia giải đố ở các kỳ tiếp theo.Con số may mắn kỳ 16 sẽ được công bố đến quý bạn đọc vào thứ Tư 16-11 kèm theo danh sách năm bạn đọc xuất sắc nhất. Chúng ta hãy cùng hồi hộp chờ xem!
BAN TỔ CHỨC
nguồn:plo.vn

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *