Quy định về hủy bỏ, ban hành mới quyết định xử lý vi phạm hành chính

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì :Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền. Tuy nhiên, Luật cũng như Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính không quy định cụ thể về việc hủy bỏ quyết định xử lý vi phạm hành chính, trường hợp nào được hủy bỏ, thẩm quyền hủy bỏ…dẫn đến các cơ quan có cách hiểu và áp dụng không thống nhất trong quá trình xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định 97/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính

Để khắc phục tình trạng trên, ngày 18/8/2017 , Chính phủ ban hành  Nghị định 97/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực từ ngày 05/10/2017), quy định cụ thể việc hủy bỏ, ban hành mới quyết định xử lý vi phạm hành chính.

(Xem các bài viết về hướng dẫn nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính)

1. Những trường hợp phải hủy bỏ quyết định xử lý vi phạm hành chính

Nghị định 97/2017 quy định, người đã ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp:

1.1. Có vi phạm pháp luật về thẩm quyền , thủ tục xử lý vi phạm hành chính

1.2.  Ban hành Quyết định xử phạt trong trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể

+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

+Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

+ Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.

– Ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:

Thông tư 07/2019/TT-BCA quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân
Ban hành lại quyết định xử phạt vi phạm hành chính

+ Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;

+ Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật XLVPHC;

(Các sai sót thường gặp trong xử lý vi phạm hành chính)

+ Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt.

1.3. Giả mạo, làm sai lệnh hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 10 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

1.4. Đã có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Luật XLVPHC.

2. Thẩm quyền, hình thức hủy bỏ quyết định xử lý vi phạm hành chính

Tùy theo tính chất, mức độ sai sót, người đã ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ  nội dung quyết định, cụ thể như sau:

(Hướng dẫn cách lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

– Có sai sót về nội dung làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định

– Quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được ban hành dẫn đến việc thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định xử lý viphạm hành chính.

(Thẩm quyền hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc về ai? Người ban hành hay cấp trên?)

3. Những trường hợp ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính mới

Trong các trường hợp sau đây, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới, cụ thể:

– Các trường hợp liệt kê ở phần 1.1, 1.2, 1.3 ở trên

– Có bản án, quyết định của tòa án về việc hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khởi kiện

Thời điểm có hiệu lực của quyết định hủy bỏ, quyết định ban hành mới là kể từ ngày ký hoặc từ ngày ghi trong quyết định.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *