Quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng thực

  Theo Nghị định số 67/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thì hành vi vi phạm quy định chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký bị xử phạt như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000đ đến 500.000đ đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao; nội dung của giấy tờ, văn bản được dịch để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch.

(Xem quy định xử phạt hành chính lĩnh vực hộ tịch, chứng thực từ 01/9/2020)

2. Phạt tiền từ 1000.000đ đến 3000.000đ đối với hành vi sử dụng bản sao có chứng thực giả, giã mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng thực
Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng thực

3. Phạt tiền từ 3000.000đ đến 5000.000đ đối với hành vi chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mà không ký, ghi rõ họ tê, đóng dấu theo đúng quy định; không ghi lời chứng vào trang cuối của bản sao có từ 2 trang trở lên; không đóng dấu giáp lai đối với bản sao giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực đã ký có từ 2 tờ trở lên

– Chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

– Thực hiện chứng thực không ghi lời chứng hoặc ghi lời chứng khống đúng theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

– Nhận, đòi hỏi bất kỳ khoản tiền, lợi ích vật chất khác từ người yêu cầu chứng thực ngoài phí chứng thực và chi phí chứng thực đã được niêm yết.

– Không lập sổ chứng thực; lập sổ chứng thực không đúng theo mẫu quy định; không quản lý sổ chứng thực…

– Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP…

– Chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi tích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi…

4. Phạt tiền từ 5000.000đ đến 10.000.000đ đối với hành vi:

– Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mà không thực hiện ghi vào sổ chứng thực theo quy định.

– Chứng thực bản sao từ bản chính, giấy tờ văn bản đã bị tẩy, xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ; bản chính bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung.

(Xem điểm mới của Thông tư 01/2020/TT-BTP năm 2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực)

– Chứng thực bản sao từ bản chính văn bản, giấy tờ đóng dấu mật…

– Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận, đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền….

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *