Thông tư hướng dẫn xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

TẢI THÔNG TƯ VÀ BIỂU MẪU HƯỚNG DẪN

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn điểm số, cách tính điểm các chỉ TẢI THÔNG TƯ VÀ BIỂU MẪU HƯỚNG DẪN; biểu mẫu thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành phần, hoạt động của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật; đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
2. Thông tư này áp dụng đối với Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Sổ tay hướng dẫn đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật
hướng dẫn đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật

Điều 2. Điểm số, cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật
1. Điểm số các chỉ tiêu của các tiêu chí tiếp cận pháp luật được thực hiện theo Phụ lục I của Thông tư này.
2. Cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật:
a) Đối với chỉ tiêu xác định theo tỷ lệ phần trăm (%), điểm số tính như sau:

Số điểm

của chỉ tiêu

= Tỷ lệ  đạt được x Số điểm tối đa của chỉ tiêu

100

Ví dụ:
– Tỷ lệ % đạt được của chỉ tiêu: 85%;
– Tổng số điểm tối đa của chỉ tiêu: 05 điểm;
– Số điểm chấm của chỉ tiêu = (85 x 5)/100 = 4,25 điểm.
b) Đối với chỉ tiêu không xác định theo tỷ lệ phần trăm (%), cách tính điểm theo điểm số tại Phụ lục I của Thông tư này;
c) Điểm số của từng chỉ tiêu được lấy đến hai chữ số thập phân. Sau khi cộng điểm của tất cả các chỉ tiêu quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, nếu tổng số điểm có giá trị thập phân đến dưới 0,5 điểm thì làm tròn xuống, nếu có giá trị thập phân từ 0,5 điểm đến dưới 0,99 điểm thì làm tròn lên.
Ví dụ:
– Tổng số điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu từ 89,1 đến 89,49 làm tròn là 89 điểm.
– Tổng số điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu từ 75,5 đến 75,99 làm tròn là 76 điểm.
Điều 3. Các biểu mẫu thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
1. Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm (Mẫu 01-TCPL-II).
2. Phiếu lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính (Mẫu 02-TCPL-II).
3. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân (Mẫu 03-TCPL-II).
4. Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp xã (Mẫu 04-TCPL-II).
5. Công văn đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Mẫu 05-TCPL-II).
6. Biên bản họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật (Mẫu 06-TCPL-II).
7. Danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Mẫu 07-TCPL-II).
8. Danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Mẫu 08-TCPL-II).
9. Quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Mẫu 09-TCPL-II).
Điều 4. Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật
1. Thành phần Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật (sau đây gọi là Hội đồng) bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Trưởng phòng Phòng Tư pháp;
c) Ủy viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện.
d) Mời đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội cấp huyện làm Ủy viên Hội đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định số lượng thành viên Hội đồng nhưng tối đa không quá 15 người.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng:
a) Tư vấn, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức việc đánh giá và đề nghị công nhận, xây dựng cấp xã trên địa bàn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
b) Đề xuất sáng kiến, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
c) Các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
4. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng:
a) Tư vấn, tham gia ý kiến với Hội đồng về kết quả đánh giá, đề nghị công nhận, xây dựng cấp xã trên địa bàn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; đề xuất sáng kiến, giải pháp về thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
b) Tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng. Ý kiến tham gia của thành viên Hội đồng là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức nơi công tác;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.
5. Tổ chức họp Hội đồng:
a) Cuộc họp Hội đồng được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự. Hội đồng làm việc tập thể, quyết định theo đa số. Các thành viên Hội đồng tư vấn, thảo luận về kết quả đánh giá, đề nghị công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề xuất sáng kiến, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
b) Sau khi thảo luận, Hội đồng cho ý kiến về kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thông qua biểu quyết hoặc phiếu lấy ý kiến;
c) Kết quả cuộc họp được lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của Chủ tịch Hội đồng. Ý kiến của thành viên Hội đồng phải được tổng hợp đầy đủ, khách quan, trung thực trong biên bản cuộc họp.
6. Quan hệ công tác giữa Hội đồng, thành viên Hội đồng với Phòng Tư pháp cấp huyện:
a) Phòng Tư pháp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định gửi thành viên Hội đồng chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tổ chức cuộc họp Hội đồng;
b) Phòng Tư pháp có trách nhiệm cung cấp hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng, thành viên Hội đồng về các nội dung cần cấp xã giải trình, bổ sung làm rõ;
c) Có sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa thành viên Hội đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
7. Phòng Tư pháp hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và đề xuất các giải pháp đối với cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Điều 5. Đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính
1. Việc đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Phiếu lấy ý kiến;
b) Bảng điện tử;
c) Hình thức phù hợp khác.
2. Đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng bao gồm tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Số lượng đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng hằng năm của mỗi đơn vị cấp xã phải đạt tối thiểu 10% trở lên số lượt giao dịch thủ tục hành chính tại cấp xã đã được giải quyết và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân của năm trước liền kề năm đánh giá.
Ví dụ:
– Số lượt giao dịch thủ tục hành chính tại cấp xã của năm trước liền kề năm đánh giá: 1.000 lượt.
– Số lượng đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng của năm đánh giá: ít nhất là 100 tổ chức, cá nhân.
3. Phiếu lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã thực hiện theo mẫu chung thống nhất được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và Cổng/Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp cấp tỉnh.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công công chức Tư pháp – Hộ tịch, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính và các công chức khác của Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính như sau:
a) Đề xuất hình thức, số lượng đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trình Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định;
b) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự hài lòng; tổng hợp, xử lý kết quả gửi công chức Tư pháp – Hộ tịch tổng hợp báo cáo;
c) Lưu giữ hồ sơ, tài liệu phục vụ việc đánh giá sự hài lòng theo quy định.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp làm đầu mối tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện Thông tư này trong phạm vi quản lý.
3. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp – Hộ tịch tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra khi có khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về các vấn đề có liên quan đến việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn; đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết nếu có sai phạm.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thực hiện nhiệm vụ được giao theo Thông tư này và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2017.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội;
– Bộ Tư pháp: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;
– Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Công báo; Website Chính phủ: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, PBGDPL.

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *