Một số nội dung cơ bản của dự thảo Luật Tố cáo sửa đổi 2019

Theo Báo cáo thuyết minh của Thanh tra Chính phủ về dự thảo Luật Tố cáo sửa đổi năm 2017 thì có một số nội dung mới của  dự thảo Luật Tố cáo sửa đổi là:

1. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Dự thảo Luật tiếp tục kế thừa các quy định của Luật tố cáo về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo và bổ sung thêm quyền, nghĩa vụ của người tố cáo.

Đối với người tố cáo, Dự thảo Luật quy định các quyền cho người tố cáo như: Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo; được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết; tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập; được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Dự thảo đã bổ sung thêm quyền rút tố cáo của người tố cáo, vì thực tiễn đặt ra có nhiều trường hợp sau khi tố cáo người tố cáo tự nhận thấy việc tố cáo không có căn cứ, bằng chứng xác thực hoặc không dám chịu trách nhiệm về việc tố cáo thì việc họ rút đơn là hoàn toàn phù hợp và đảm bảo cho quyền lợi của họ trong trường hợp họ tố cáo không đúng sự thật. Bên cạnh đó, Dự thảo tiếp tục giữ nguyên quy định của Luật tố cáo và có bổ sung thêm nghĩa vụ của người tố cáo như: nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình; trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình; bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra; phối hợp với cơ quan giải quyết tố cáo khi có yêu cầu (Điều 9).

Các quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo về cơ bản vẫn giữ nguyên và có chỉnh lý kỹ thuật (Điều 10, Điều 11).

Quy định về bảo vệ người tố cáo
Quy định về bảo vệ người tố cáo

2. Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ

2.1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo

Việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xác minh và xử lý tố cáo đúng pháp luật. Trên cơ sở kế thừa nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết trong Luật tố cáo, Dự thảo bổ sung và quy định cụ thể hơn tại Điều 12, theo đó:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

Điểm mới của Luật Tố cáo 2018
Điểm mới của Luật Tố cáo 2018

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức mà nội dung thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức thì nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan nào cơ quan đó giải quyết. Trường hợp các nội dung tố cáo có liên quan chặt chẽ với nhau thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.

– Tố cáo hành vi vi phạm của nhiều cán bộ, công chức viên chức thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức thì: trường hợp một trong những người bị tố cáo có người giữ chức vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có chức vụ cao nhất bị tố cáo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết;  trường hợp một trong những người bị tố cáo là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết; trường hợp những người bị tố cáo không là các đối tượng trên thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có nội dung bị tố cáo thuộc phạm vi trách nhiêm của mình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã nghỉ hưu do người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức công tác trước khi nghỉ hưu giải quyết

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã nghỉ hưu do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức trước đó công tác giải quyết

– Tố cáo hành vi vi phạm phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác nay đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác: trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác  vẫn giữ nguyên chức vụ hoặc tương đương hoặc có chức vụ thấp hơn hoặc bị  mất chức, cho thôi việc, bị buộc thôi việc hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý bộ, công chức, viên chức trước khi chuyển công tác chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức đang quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết; trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác được bổ nhiệm chức vụ cao hơn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp người đó trước khi chuyển công tác chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức đang quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết; trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức đang quản lý người đó giải quyết.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

Trường hợp cơ quan, tổ chức bị giải thể thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cơ quan, tổ chức trước đó có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp cơ quan, tổ chức bị sát nhập với cơ quan, tổ chức khác thì cơ quan, tổ chức thừa kế quyền và nghĩa vụ có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, Dự thảo đã bổ sung thêm rất nhiều nguyên tắc xác định thẩm quyền nhằm đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn đang đặt ra hiện nay (Điều 12).

2.2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo

 Dự thảo đã kế thừa các quy định của Luật tố cáo hiện hành về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ như: thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thẩm quyền giải quyết của Tổng cục trưởng, Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ.

 Ngoài ra, Dự thảo còn bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ: “ Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan thuộc Chính phủ. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp”(khoản 6 Điều 13).

Bên cạnh đó, Dự thảo vẫn giữ nguyên Điều 14 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan khác của Nhà nước và bổ sung thêm khoản 3 như sau: “3. Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có thẩm quyền:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp.

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc”

Dự thảo cũng quy định về thẩm quyền giải quyết đối với hành vi vi phạm pháp luật của người có chức danh chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước như: Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng… Khi những đối tượng này bị tố cáo thì thẩm quyền giải quyết thuộc về người có thẩm quyền bổ nhiệm, quản lý trực tiếp: “1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của những người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước như Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, kiểm sát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng do người có thẩm quyển bổ nhiệm, quản lý trực tiếp giải quyết. 2. Chính phủ quy định cụ thể về việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của những người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước” (Điều 16).

Về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức được Dư thảo giữ nguyên như quy định của Luật tố cáo (Điều 17, Điều 18).

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *