Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra còn nhiều bất cập

Thiệt hại do súc vật gây ra là một vấn đề phổ biến ở các vùng nông thôn (như tình trạng bị chó cắn, trâu bò húc…) Điều 625 Bộ Luật Dân Sự 2005 đã quy định:

“ 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.

  1. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
  2. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;
  3. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Quy định trên đã giúp xác định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) do súc vật gây ra, tuy nhiên trong quá trình áp dụng luật vẫn còn tồn tại một số vướng mắc.

Vướng mắc trong bồi thường do súc vật gây ra

Thứ nhất, việc quy trách nhiệm cho chủ sở hữu súc vật thường gặp khó khăn vì phia chủ sỡ hữu súc thường cho rằng nạn nhân có lỗi trong việc làm súc vật tần công và gây thiệt hại ( như họ cho rằng nạn nhân trêu chọc hay đi vao sân vườn có chó dữ…) nên không chịu bồi thường, thẩm phán khi xét xử cũng gặp khó khăn khi xác định mức độ lỗi của các bên.

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Thứ hai, việc xác định gia súc được thả rong theo tập quán hay không theo tập quán của mỗi vùng miền để từ đó  áp dụng trách nhiệm BTTH của chủ gia súc theo quy định tại khoản 4 Điều 625 BLDS 2005 cũng tương đối khó khăn vì hiện nay chưa có tiêu chí để thẩm phán xác định  thế nào mới được xem là tập quán

Thứ ba,trong trường hợp gia súc bị bệnh trở nên hung dữ ( như bị chó dai, bò điên…) mà con người khó kiểm soát được, mà chúng gây ra thiệt hại thì cần xác định chúng thuộc trường hợp súc vật gây thiệt hại hay là nguồn nguy hiểm cao độ? Về vấn đề này có nhiều cách hiểu và giải quyết khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, tính chất hung dữ, không kiểm soát được đã khiến cho súc vật mang đặc tính của của nguồn nguy hiểm cao độ là thú dữ, cần xác định trách nhiệm của chủ sờ hữu, người chiếm hữu hợp pháp theo Điều 623 BLDS 2005  về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Quan điểm thứ hai cho rằng ,sự kiện trâu bò điên, chó dai… là bất khả kháng nên  trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được loại trừ.

Quan điểm thứ ba cho rằng dù bản tính hung dữ, không kiểm soát được nhưng chúng vẫn là súc vật và chủ sở hữu vẫn phải có trách nhiệm BTTH theo Đ625.

(So sánh Bộ luật Dân sự 2015 với Bộ luật Dân sự 2005)

Thứ tư, BLDS 2005 hiện nay chưa đề cập đến trách nhiệm BTTH của người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng súc vật.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật:

-BLDS cần quy định cụ thể hơn về trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật, người thứ ba trong trường hợp súc vật đang mắc các dịch bệnh có thể gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác theo nguyên tắc: người biết súc vật đâng mắc bệnh mà vẫn tiếp tục chăn nuôi hoặc lưu thông gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường, đối với  trường hợp không biết hoặc không thể biết hoặc biết nhưng không thể ngăn chặn thiệt hại do súc vật gây ra thì được xem xét miễn trừ trách nhiệm dân sự.

-Bổ sung quy định về tiêu chí để phân biệt một động vật khi nào là súc vật khi náo là nguồn nguy hiểm cao độ.

-Bổ sung quy định về trách nhiệm của người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng súc vật.

 PHạm Công Thái

Sinh viên K36 Đại học Luật Huế

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *