Những điểm khác nhau giữa BLDS 2005 với BLDS 2015 – phần 7

Những điểm khác nhau giữa BLDS 2015 với BLDS 2005 (phần 1)

 Những điểm khác nhau giữa BLDS 2015 với BLDS 2005 (phần 2)

Những điểm khác nhau giữa BLDS 2015 với BLDS 2005 (phần 3)

Những điểm khác nhau giữa BLDS 2015 với BLDS 2005 (phần 4)

Những điểm khác nhau giữa BLDS 2015 với BLDS 2005 (phần 5)

Những điểm khác nhau giữa Bộ luật dân sự 2015 với BLDS 2005 (phần 6)

  • Về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra

BLDS 2005 quy định Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng. BLDS 2015 quy định Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

Như vậy, BLDS 2015 quy định tất cả các trường hợp cây cối gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường, không loại trừ trường hợp bất khả kháng hay lỗi của người bị thiệt hại. Quy định này nâng cao trách nhiệm của chủ sơ hữu, người được giao quản lý cây cối trong việc chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên, kịp thời xử lý khi cây có dấu hiệu ngã đổ hoặc khi trời sắp mưa bão.

Quyền sở hữu tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015
Quyền sở hữu tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015
  • Về từ chối nhận di sản

BLDS 2005 quy định thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế, quá thời hạn đó thì không được từ chối nhận di sản. BLDS 2015 không quy định thời hạn tối đa để từ chối di sản mà chỉ quy định người được hưởng thừa kế có quyền từ chối nhận di sản trước thời điểm chia thừa kế.

  • Về thời hiệu thừa kế

BLDS 2005 không phân chia thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là động sản hay bất động sản, chỉ quy định chung là 10 năm. BLDS 2015 chia thời hiệu khởi kiện di sản là bất động sản, di sản là động sản, cụ thể nếu di sản là bất động sản thì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 30 năm. Đối với di sản là động sản thì thời hiệu khởi kiện là 10 năm. VIệc phân chia thời hiệu giữa động sản và bất động sản nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người hưởng di sản thừa kế.

  • Về di chúc chung của vợ, chồng

BLDS 2005 quy định vợ, chồng có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản chung nhưng BLDS 2015 không có điều khoản quy định về di chúc chung của vợ chồng

Phương Thảo

  • Về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra

Như vậy, BLDS 2015 quy định tất cả các trường hợp cây cối gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường, không loại trừ trường hợp bất khả kháng hay lỗi của người bị thiệt hại. Quy định này nâng cao trách nhiệm của chủ sơ hữu, người được giao quản lý cây cối trong việc chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên, kịp thời xử lý khi cây có dấu hiệu ngã đổ hoặc khi trời sắp mưa bão.

  • Về từ chối nhận di sản

BLDS 2005 quy định thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế, quá thời hạn đó thì không được từ chối nhận di sản. BLDS 2015 không quy định thời hạn tối đa để từ chối di sản mà chỉ quy định người được hưởng thừa kế có quyền từ chối nhận di sản trước thời điểm chia thừa kế.

  • Về thời hiệu thừa kế

BLDS 2005 không phân chia thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là động sản hay bất động sản, chỉ quy định chung là 10 năm. BLDS 2015 chia thời hiệu khởi kiện di sản là bất động sản, di sản là động sản, cụ thể nếu di sản là bất động sản thì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 30 năm. Đối với di sản là động sản thì thời hiệu khởi kiện là 10 năm. VIệc phân chia thời hiệu giữa động sản và bất động sản nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người hưởng di sản thừa kế.

  • Về di chúc chung của vợ, chồng

BLDS 2005 quy định vợ, chồng có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản chung nhưng BLDS 2015 không có điều khoản quy định về di chúc chung của vợ chồng

Ru bi

Còn nữa

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *