Những vấn đề cần giải quyết trong Nghị định 121 “Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính”

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 thì tại khoản 2, điều 59 có quy định: “Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quy định tại Nghị định này”.

Như vậy, để đảm bảo UBND cấp huyện, cấp xã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hạ tầng kỹ thuật thì phải bố trí công chức để đảm bảo việc thực thi công vụ, cũng như xử lý các công chức vi phạm trong quá trình thi hành công vụ.

Tuy nhiên, theo quy định khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì:

Các sai sót thường gặp trong xử lý vi phạm hành chính
Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính

“2.Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

  1. ……; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, thực tế tại các địa phương lại khác so với quy định, gây khó khăn cho UBND các cấp, nhất là cấp huyện và cấp xã trong việc bố trí công chức trên lĩnh vực này. Sau khi Nghị định có hiệu lực, nhiều đơn vị phải bố trí công chức làm tại lĩnh vực này sẽ gây ra tình trạng thiếu công chức làm ở lĩnh vực khác và trường hợp bố trí số lượng công chức quá ít sẽ ảnh hưởng đến việc xử lý các hành vi vi phạm hành chính tại địa bàn quản lý. Đây là vấn đề khó khăn mà UBND cấp huyện, cấp xã đang lúng túng trong việc quản lý tại địa phương.

(Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

Thiết nghĩ, việc bố trí công chức để thi hành công vụ là điều cần thiết; tuy nhiên, cần phải có bước chuyển tiếp để đảm bảo cho các địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước.

Kuni

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *