Thu phí chứng thực chữ ký sao cho đúng?

Thu phí chứng thực chữ ký hiện nay vẫn còn cách hiểu khác nhau về thế nào là trường hợp? Trường hợp là một hồ sơ hay là nhiều hồ sơ giống nhau có được xem là một trường hợp?

Theo Thông tư 226/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực, thì mức thu phí chứng thực quy định như sau:

Stt

Nội dung thu

Mức thu

1Phí chứng thực bản sao từ bản chính2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính
2thu phí chứng thực chữ ký10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản
3Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: 
aChứng thực hợp đồng, giao dịch50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
bChứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
cSửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

Thu phí chứng thực chữ ký tính theo trường hợp

Như vậy, Thông tư 226 quy định phí chứng thực chữ ký (kể cả chứng thực chữ ký người dịch và chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản) là 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản.

Hướng dẫn mức phí chứng thực chữ ký

Mặc dụ Thông tư 226 giải thích ” trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản” nhưng cũng chưa rõ ràng nên có 02 cách hiểu khác nhau.

Một số ý kiến cho rằng “trường hợp” ở đây là cùng một văn bản nhưng chứng thực chữ ký thành nhiều bản trong cùng thời điểm. Ví dụ, chị A dịch sơ yếu lý lịch thành 5 bản thì chỉ xem là 1 trường hợp và thu 10.000đ phí chứng thực.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng “trường hợp” ở đây là một người hoặc nhiều người cùng ký vào văn bản, giấy tờ. Ví dụ: A và B cùng đề nghị chứng thực chữ ký trong văn bản thỏa thuận giữa A và B, và khi A và B đề nghị chứng thành nhiều bản thì mỗi bản được xem là 01 trường hợp, và cứ thếtính mỗi bản 10.000đ.

(Xem quy định mới về cách tính thu phí chứng thực theo Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Vậy, cách hiểu nào là đúng?

Để giải quyết vướng mắc trên, ngày 15/9/2017, Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực thuộc Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 919/HTQTCT-CT về việc hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến việc thu phí chứng thực theo quy định của Thông tư số 226/2016/TT-BTC, cụ thể:

Mức thu phí chứng thực chữ ký là 10.000đ/trường hợp, không phụ thuộc vào việc có bao nhiêu người cùng ký vào giấy tờ, văn bản đó. Ví dụ, đối với văn bản có 01 chữ ký, phí chứng thực chữ ký là 10.000đ; đối với văn bản có 05 người cùng ký trên đó – cũng chỉ thu phí chứng thực 10.000đ. Trong trường hợp người dân yêu cầu chứng thực chữ ký trên 01 văn bản và muốn có nhiều bản chính như nhau, thì cơ quan chứng thực thu phí chứng thực mỗi bản 10.000đ.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *