Ghi giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sao cho đúng

          Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là một trong những loại giấy tờ hộ tịch được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên việc ghi mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân vẫn còn chưa thống nhất.

Mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Cụ thể, Trong biểu mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, có dòng thông tin “trong thời gian cư trú tại…..từ ngày….tháng….năm đến ngày….tháng…năm. Tình trạng hôn nhân….”. Và Tại Điều 25 của Thông tư 15 cũng quy định:  Mục “Trong thời gian cư trú tại:.. từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…” chỉ ghi trong trường hợp người yêu cầu đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian đăng ký thường trú trước đây.

Hướng dẫn xác nhận lại tình trạng hôn nhân
Cách ghi giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

          Như vậy, mục từ ngày…tháng…năm, đến ngày…tháng…năm chỉ ghi trong trường hợp ở trên, còn các trường hợp khác thì cán bộ Tư pháp không  ghi. Quy định này phù hợp với trường hợp đương sự chỉ thường trú ở một nơi, từ lúc đủ tuổi kết hôn đến lúc đề nghị xác nhận tìnhtrạng hôn nhân. Trường hợp đương sự thường trú ở nhiều địa phương khác nhau thì việc xác nhận tình trạng hôn nhân mà cán bộ Tư pháp không ghi rõ thời gian cư trú tại địa phương  sẽ  gây khó khăn cho đương sự khi thực hiện đăng ký kết hôn.

(Tất tần tật các vướng mắc về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cần biết)

Cụ thể, trường hợp anh A từ năm 2005-2010 thường trú tại xã X, thành phố Y, đến năm 2011 thì đăng ký thường trú tại phừơng B thành phố N. Khi làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì anh A đến UBND phường B thực hiện, anh A chứng minh được trong thời gian thường trú tại xã X anh chưa kết hôn với ai, do đó UBND phường B cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho anh theo hướng dẫn của Thông tư 15 thì cán bộ Tư pháp không ghi thời gian thường trú tại phường B từ năm 20011-2016 mà chỉ ghi tình trạng hôn nhân “chưa đăng ký kết hôn với ai”. Khi anh A đem tờ giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đến xã K, tỉnh QN đăng ký kết hôn thì UBND xã K từ chối đăng ký kết hôn với lý do giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không ghi rõ thời gian thường trú nên chưa đảm bảo cơ sở pháp lý để đăng ký kết hôn.

Mỗi nơi xác nhận tình trạng hôn nhân mỗi kiểu

Và thực tế mỗi địa phương hiểu mỗi cách khác nhau, có địa phương đề nghị ghi rõ tình trạnghôn nhân tại thời gian thường trú tại địa phương, nhưng cũng có địa phương thì không ghi thời gian thường trú theo đúng hướng dẫn của Thông tư 15. Vậy, cách ghi giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như thế nào cho đúng pháp luật, tạo thuận lợi tối đa cho người dân.

Cấp lại giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Cấp lại giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Quan điểm người viết cho rằng, Thông tư 15 đã quy định khá rõ Mục “Trong thời gian cư trú tại:.. từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…” chỉ ghi trong trường hợp người yêu cầu đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạnghôn nhân trong thời gian đăng ký thường trú trước đây. Tại Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định trách nhiệm của người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân phải chứng minh tình trạng hôn nhân của mình trong trường hợp có nhiều nơi đăng ký thường trú, nếu không chứng minh được của UBND cấp xã nơi xác nhận tình trạng hôn nhân có trách nhiệm xác minh và xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó. Khi UBND cấp xã đã xác định rõ tình trạng hôn nhân và ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì đã chịu trách nhiệm về tính chính xác của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nên việc không ghi thời gian cư trú là đúng, vì nếu có ghi thì cũng chỉ ghi  thời gian  tại địa phương, còn thời gian trước đó lại không có nên một số địa phương đòi hỏi công dân phải chứng minh tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian mà giấy xác nhận không ghi, vừa làm tăng thủ tục hành chính, vừa khó khăn cho người dân. Do đó, Thông tư 15 quy định không ghi mục thời gian cư trú là hợp lý (chỉ ghi trong trường hợp người yêu cầu đề nghị cấp Giấy xác nhận tìnhtrạng hôn nhân trong thời gian đăng ký thường trú trước đây) , phù hợp với tinh thần cải cách hành chính và đề cao trách nhiệm của người ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Xem tất cả công văn hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực mới nhất

Rất mong nhận được ý kiến thảo luận của bạn đọc!

Nguyễn Quốc Sử

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

2 Bình luận

  1. Uông Hồng Thắng

    Anh Sử oi! Nhưng Đ 21 ND 123 quy định thẩm quyền cấp gxntthn là UBND xã nơi thường trú của công dân. K 4 Đ 22 quy định công dân đăng ký thường trú ở nhiều nơi thì công chức TP đi xác minh chu có nói xã mà công dân đã đăng ký thường trúc trước đây cấp gxntthn đâu a?

    • Nguyễn Quốc Sử

      Ý bài viết của mình trong trường hợp này là có nên ghi thời gian trong giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay không? quan điểm của mình là không vì nơi thường trú khi cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã chịu trách nhiệm về việc xác nhận, khi công dân không chứng minh được khoảng thời gian cư trú ở các địa phương khác nhau thì theo Nghị định 123, UBND cấp xã có trách nhiệm xác minh rồi mới xác nhận tình trạng hôn nhân, cho nên khi họ đã ký vào giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là họ đã chịu trách nhiệm. Do đó, nơi tiếp nhận giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đó không được đòi hỏi giấy xác nhận phải có ngày tháng năm thường trú, như vậy mới phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *