Hướng dẫn đánh giá xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Ngày 15/5/2017, UBND tỉnh Quảng Nam Ban hành Quyết định 1682/QĐ-UBND Quy định đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,giai đoạn 2017-2020, theo đó UBND tỉnh hướng dẫn đánh giá tiêu chí số 18.5 về xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định 619/QĐ-TTg như sau:

đ1) Tiêu chí tiếp cận pháp luật gồm 05 tiêu chí thành phần với tổng số 100 điểm:

– Tiêu chí 1: Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật (15 điểm).

+ Chỉ tiêu 1: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên tại địa phương và triển khai thực hiện đúng yêu cầu, tiến độ (04 điểm).

+ Chỉ tiêu 2: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) trên địa bàn cấp xã được kiềm chế, có giảm so với năm trước (06 điểm).

+ Chỉ tiêu 3: Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn; không có hoặc giảm khiếu nại, tố cáo kéo dài trên địa bàn cấp xã so với năm trước (05 điểm).

– Tiêu chí 2: Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã (30 điểm).

+ Chỉ tiêu 1: Công khai đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính (04 điểm).

+ Chỉ tiêu 2: Bố trí địa điểm, công chức tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định (02 điểm).

+ Chỉ tiêu 3: Giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định (07 điểm).

+ Chỉ tiêu 4: Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định (02 điểm).

+ Chỉ tiêu 5: Bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính (15 điểm).

– Tiêu chí 3: Phổ biến, giáo dục pháp luật (25 điểm)

+ Chỉ tiêu 1: Công khai văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung liên quan trực tiếp đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước) thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã (02 điểm).

+ Chỉ tiêu 2: Cung cấp đầy đủ thông tin pháp luật thuộc trách nhiệm phải cung cấp của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định (02 điểm).

+ Chỉ tiêu 3: Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan, tổ chức cấp trên (02 điểm).

+ Chỉ tiêu 4: Tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật mới ban hành cho cán bộ, công chức cấp xã (02 điểm).

+ Chỉ tiêu 5: Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình thức thích hợp (05 điểm).

+ Chỉ tiêu 6: Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (02 điểm).

+ Chỉ tiêu 7: Các thiết chế thông tin, văn hóa, pháp luật tại cơ sở hoạt động có hiệu quả, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, phổ biến pháp luật của Nhân dân trên địa bàn cấp xã (05 điểm).

+ Chỉ tiêu 8: Tổ chức đối thoại chính sách, pháp luật theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (02 điểm).

+ Chỉ tiêu 9: Bố trí đủ kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định (03 điểm).

– Tiêu chí 4: Hòa giải ở cơ sở (10 điểm)

+ Chỉ tiêu 1: Thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải; hòa giải viên; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở (02 điểm).

+ Chỉ tiêu 2: Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải kịp thời theo yêu cầu của các bên (05 điểm).

+ Chỉ tiêu 3: Bố trí đủ kinh phí hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định (03 điểm).

– Tiêu chí 5: Thực hiện dân chủ ở cơ sở (20 điểm)

+ Chỉ tiêu 1: Công khai, minh bạch các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở trừ các nội dung quy định tại chỉ tiêu 1 của tiêu chí 2 và chỉ tiêu 1 của tiêu chí 3(04 điểm).

+ Chỉ tiêu 2: Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, quyết định trực tiếp về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở (04 điểm).

+ Chỉ tiêu 3: Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, biểu quyết để cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở (04 điểm).

+ Chỉ tiêu 4: Nhân dân được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở      cơ sở (03 điểm).

+ Chỉ tiêu 5: Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở (05 điểm).

đ2) Điều kiện, thẩm quyền công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Không có tiêu chí nào dưới 50% số điểm tối đa;

– Tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại II và từ 70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III;

– Kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đạt từ 80% tổng số điểm tối đa trở lên;

– Trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.

đ3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xét, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; chỉ đạo thực hiện các giải pháp đối với xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

đ4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật([1]) để tư vấn, giúp Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức việc đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Phòng Tư pháp cấp huyện tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho phù hợp với thời gian thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM hằng năm.

([1]) Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật gồm: Một lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch; Trưởng phòng Tư pháp làm Phó Chủ tịch và các thành phần có liên quan.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *