Quảng nam tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Luật trưng cầu ý dân

Sáng ngày 17/9/2025, Đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Nam tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Luật trưng cầu ý dân.

Tham dự hội nghị có đồng chí Lê Phước Thanh Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đòn đại biểu Quốc hội – chủ trì hội nghị, các vị đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Nam, đại diện Thường trực HĐND, UBND, UBmTTQVN tỉnh, đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của tỉnh, các huyện, thành phố, các luật sư, luật gia, các chuyên gia pháp luật..

Tại hội nghị đồng chí Lê Phước Thanh gợi ý những vấn đề cần tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và đề nghị các đại biểu tham dự phát huy trí tuệ để đóng góp xây dựng luật.

Đồng chí Lê Văn Lai – Đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng cần mở rộng cho các tỉnh thành lấy ý kiến nhân dân về những vấn đề quan trọng của địa phương, vì có nhiều vấn đề chỉ liên quan đến vùng miền, địa phương nên để nhân dân địa cho ý kiến. Bên cạnh đó cần bổ sung UBMTTQVN được quyền đề nghị trưng cầu ý dân. Đồng tình với quan điểm này, các đại biểu đại diện cho đơn vị Thăng Bình, Sở Tư pháp, Viện Kiểm sát, Ban pháp chế HĐND tỉnh cho rằng cần mở rộng thẩm quyền cho cả cấp huyện, xã đươc lấy ý kiến nhân dân. Tuy nhiên, có đại biểu cho rằng không nên cho chính quyền địa phương trưng cầu ý dân, vì có những vấn đề của địa phương nhưng ảnh hưởng đến cả nước nên không thể để địa phương quyết định, do đó quy định như dự thảo là phù hợp.

Nội dung chính của Luật trưng cầu ý dân
4 vấn đề cần lấy ý kiến nhân dân

Đa số ý kiến đại biểu tham gia thống nhất với việc cần thiết ban hành Luật Trưng cầu ý dân, vì vấn đề này đã được Hiến pháp quy định nhằm phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân và cho rằng Luật quy định khá chi tiết các vấn đề cần lấy ý kiến, trình tự thủ tục lấy ý kiến sẽ tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng. Tuy nhiên Luật vẫn còn một số quy định mang tính chung chung như quy định về gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 45 của dự thảo.

Cũng có một vài đại biểu cho rằng nên bổ sung hình thức lấy ý kiến thông qua mạng internet hoặc lấy chữ ký cho đa dạng hình thức lấy ý kiến. Tuy nhiên, nhiều đại biểu boăn khoăn trong điều kiện hiện nay thì chưa nên áp dụng vì chúng ta rất khó kiểm soát chữ ký, mạng internet.

Việc báo cáo kết quả trưng cầu ý dân, có đại biểu đề nghị bổ sung ubnd cấp huyện báo cáo trong trường hợp tại địa phương đó không tổ chức ubnd xã,và việc quy định cấp xã báo cáo trực tiếp cho tỉnh là phù hợp , bảo đảm tính kịp thời . Có đại biểu đề nghị kéo dài thời gian thi hành kết quả trưng cầu ý dân từ 24 tháng lên 36 tháng để cón thời gian triển khai thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.

Kết thúc Hội nghị đồng chí Lê Phước Thanh ghi nhận những ý kiến tham gia của các đồng chí đại biểu và sẽ tổng hợp để tham gia phát biểu tại phiên họp của Quốc hội.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *