Căn cứ Luật Chính quyền địa phương hay Luật Tổ chức HĐND-UBND

Từ ngày 01/01/2016, Luật Tổ chức chính quyền địa phương chính thức có hiệu lực thi hành và thay thế cho Luật Tổ chức HĐND-UBND năm 2003, tuy nhiên tại Khoản 1 Điều 142 của Luật Chính quyền địa phương thì: Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến khi bầu ra Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tại các đơn vị hành chính tiếp tục giữ nguyên cơ cấu tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11.

Quy định này đã tạo ra cách hiểu khác nhau giữa các địa phương trong quá trình ban hành văn bản, một số địa phương như: Quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội…thì căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương để ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, văn bản quy phạm pháp luật, vì cho rằng Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã có hiệu lực nên phải căn cứ và việc căn cứ phù hợp với Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008, tức là văn bản được áp dụng tại thời điểm có hiệu lực thi hành.

Điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Tuy nhiên cũng có nhiều địa phương lại căn cứ Luật Tổ chức HĐND-UBND năm 2003 để ban hành như: Tỉnh Quảng Nam, Đồng Tháp…vì cho rằng tại Điều 142 của Luật Chính quyền địa phương đã có quy định chuyển tiếp về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ thực hiện theo Luật Tổ chức HĐND-UBND 2003 nên về bản chất Luật Chính quyền địa phương chỉ có ý nghĩa chuyển tiếp chứ áp dụng thực tế là Luật Tổ chức HĐND-UBND 2003 nên căn cứ luật 2003 là đúng.

(So sánh Luật Tổ chức chính quyền địa phương với Luật Tổ chức HĐND-UBND)

Quan điểm người viết cho rằng căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương hay Luật Tổ chức HĐND-UBND đều đúng, bởi vì Luật Tổ chức chính quyền địa phương đang có hiệu lực và thực tế áp dụng lại là Luật Tổ chức HĐND-UBND. TUy nhiên trong một số trường hợp phải căn cứ vào Luật Tổ chức HĐND-UBND để ban hành do có những vấn đề chỉ có Luật Tổ chức HĐND-UBND quy định. Do đó để đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ của các quyết định hành chính cũng như quyết định ban hành văn bản QPPL thì trong phần căn cứ nên ghi căn cứ Điều 142 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND  năm 2003 để ban hành văn bản.

(Những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019)

Trangtinphapluat.com rất mong nhận được sự quan tâm, trao đổi của bạn đọc!

Bạn đọc có thể để lại bình luận hoặc gửi bài viết qua email: kesitinh355@gmail.com

Ru bi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

2 Bình luận

  1. Đúng là sự rắc rối và rườm rà của Luật Việt Nam. Vậy sao không quy định thời gian hiệu lực của Luật tổ chức chính quyền địa phương từ ngày 01/7/2016 vậy có dễ thực hiện hơn không????

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *