Cơ quan Nhà nước vi phạm hành chính có bị xử phạt?

Nhiều bạn đọc gửi thắc mắc tới trangtinphapluat.com về vướng mắc trong xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Khi có quan nhà nước vi phạm hành chính như xây dựng công trình sai phép hoặc vi phạm trong quản lý đê điều thì có bị xử phạt như các tổ chức khác hay không?

Không xử phạt vi phạm hành chính nếu thực thi công vụ

Qua nghiên cứu Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản liên quan, trangtinphapluat.com chia sẻ như sau: Theo Khoản 2 Điều 1 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Và hiện nay hầu như các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trên từng lĩnh vực đều có quy định xử phạt đối với tổ chức vi phạm (cơ quan nhà nước là tổ chức theo Khoản 10 Điều 2 Luật XLVPHC), và tổ chức vi phạm thì bị xử phạt gấp đôi cá nhân. Vấn đề đặt ra ở đây là các cơ quan nhà nước khi vi phạm có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?xử phạt vi phạm hành chính

Về nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền thì mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật, nghĩa là nếu các cơ quan nhà nước vi phạm hành chính thì phải bị xử lý. Và theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP) thì: “Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Nghị định 110/2013/NĐ-CP về xử phạt  vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, tại Điểm đ Khoản 2 Điều 2 cũng quy định  tổ chức là đối tượng bị xử phạt hành chính bao gồm: Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.

Cơ quan nhà nước vẫn bị xử phạt VPHC

Như vậy, các cơ quan nhà nước chỉ bị xử phạt hành chính khi họ vi phạm hành chính trên lĩnh vực không thuộc phạm vi quản lý còn đối với lĩnh vực thuộc lĩnh vực quản lý thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

Do đó, khi các cơ quan nhà nước có dấu hiệu vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền cần phải xác minh hành vi vi phạm đó có thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan đó hay không?, thẩm quyền quản lý thường được quy định tại các Thông tư liên tịch quy định về chức năng, nhiệm vụ hoặc tại các quyết định thành lập cơ quan và các quyết định cá biệt khác về giao cho cơ quan nhà nước thực hiện một nhiệm vụ nhất đinh. ..Khi đã xác định rõ thẩm quyền quản lý và hành vi vi phạm thì mới tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và tiến hành xử lý theo Luật XLVPHC và Nghị định xử phạt chuyên ngành.

Ru bi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *