Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính còn nhiều cách hiểu khác nhau

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi cơ quan tiến hành tố tụng chuyển hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính hiện còn nhiều ý kiến khác nhau.

Nơi có hộ khẩu thường trú xử phạt?

Một số ý kiến cho rằng phải chuyển toàn bộ hồ sơ xử phạt về nơi người vi phạm có đăng ký hộ khẩu thường trú để người có thẩm quyền ở nơi đó xử phạt. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng phải chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền xử phạt tại nơi xảy ra vi phạm để xử lý mới đúng quy định. Vậy cách hiểu nào là đúng?

thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Thẩm quyền xử phạt theo nơi thường trú???

Một vụ việc vừa mới xảy ra trên thực tế, đó là anh Nguyễn Văn A thường trú tại huyện PN tỉnh QN có hành vi mua, bán bằng giả tại thành phố ĐH tỉnh QB, bị cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh QB bắt nhưng sau đó không quyết định khởi tố vụ án hình sự nên chuyển toàn bộ hồ sơ cho Chủ tịch UBND huyện PN, tỉnh QN để xử phạt với lý do anh Nguyễn Văn A có đăng ký hộ khẩu thường trú tại huyện PN, tỉnh QN và nếu để người có thẩm quyền của thành phố ĐH, tỉnh QB xử phạt thì tính khả thi thấp, do đó chuyển về QN để xử phạt sẽ phù hợp hơn?

Khi tiếp nhận hồ sơ xử phạt, Chủ tịch UBND huyện PN, tỉnh QN rất lúng túng, về mức phạt thì thuộc thẩm quyền nhưng hành vi không xảy ra trên địa bàn quản lý, như vậy xử phạt có đúng quy định hay không?

Nơi xảy ra vi phạm xử phạt

Theo quan điểm của trang tin pháp luật thì thẩm quyền xử phạt trong vụ việc vừa xảy ra ở trên thuộc về nơi xảy ra vi phạm, tức là thành phố ĐH, tỉnh QB chứ không phải nơi Nguyễn Văn A có hộ khẩu thường trú, bởi lẽ:

Xử phạt ở nơi xảy ra vi phạm
Vi phạm ở huyện A, Chủ tịch huyện B có quyền xử phạt?

Theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.

Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

 Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

– Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

– Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

– Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Không thể chuyển hồ sơ về địa phương khác để xử phạt

Tại Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính có quy định về Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành, cụ thể:

chuyển hồ sơ vi phạm để xử phạt hành chính
Vi phạm nơi nào thì người có thẩm quyền nơi đó xử phạt

– Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.

– Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác và thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.

– Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm trả chi phí vận chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Như vậy, căn cứ vào 2 quy định trên thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải là nơi xảy ra vi phạm hành chính. Do đó, việc cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh QB chuyển hồ sơ để Chủ tịch UBND huyện PN, tỉnh QN xử phạt là không đúng quy định.

Kính mời bạn đọc thảo luận, cho ý kiến về xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về nơi xảy ra vi phạm hay nơi người vi phạm thường trú?

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *