Nghị định 180 hết hiệu lực, có được áp dụng cưỡng chế phá dỡ công trình?

          Theo quy định tại Khoản 10 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, thì: Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này mà không thuộc trường hợp xử lý theo quy định tại Khoản 9 Điều này thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.

          Khoản 3, 5, 6, 7 Nghị định 121  quy định xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công công trình xây dựng không phép, sai phép.

          Theo Thông tư 02/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Nghị định số121/2013/NĐ-CP của Chính phủ, tại quy định về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm thì đối với những công trình xây dựng không phép, sai phép mà không thuộc trường hợp được tồn tại thì sẽ bị xử phạt và buộc tháo dỡ, mẫu quyết định cưỡng chế phá dỡ theo Nghị định 180.

          Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2016, theo quy định tại Khoản  4 Điều 154 của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 quy định trường hợp văn bản QPPL hết hiệu lực, theo đó: Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

Nghị định 180 còn hay hết hiệu lực

          Luật Xây dựng 2003 hết hiệu lực thi hành kể từ 01/01/2015, tuy nhiên Nghị định 180 vẫn còn hiệu lực, mãi đến ngày 01/7/2016 Luật Ban hành văn bản QPPL mới có quy định như đã nêu ở trên, do đó Nghị định 180 hướng dẫn Luật Xây dựng cũng hết hiệu lực thi hành kể từ 01/7/2016.

          Như vậy, từ ngày 01/7 đối với hành vi xây dựng công trình không phép, sai phép mà không thuộc trường hợp được tồn tại thì sẽ cưỡng chế phá dỡ như thế nào khi mà Khoản 10 Điều 13 Nghị định 121 dẫn chiếu áp dụng Nghị định 180 đã hết hiệu lực thi hành.

          Nhiều quan điểm cho rằng, trong khi Chính phủ chưa ban hành Nghị định thay thế Nghị định 121 và Bộ Xây dựng cũng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành khi Nghị định 180 hết hiệu lực thì đối với hành vi xây dựng không phép, sai phép thuộc Khoản 10 Điều 13 thì không nên áp dụng biện pháp khắc phục hậu cưỡng chế phá dỡ công trình, bộ phận công trình xây dựng vi phạm, vì Nghị định 180 đã hết hiệu lực thi hành.

          Quan điểm của người viết cho rằng vẫn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phá dỡ công trình xây dựng vi phạm, vì:

           Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 121 thì Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (Nghĩa là áp dụng theo trình tự của Nghị định 180).

          Thông tư 02/2014/TT-BXD quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ, tại Điều 2 hướng dẫn Khoản 10 Điều 13 Nghị định 121, tiêu đề nêu rõ: quy định về  áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm. Như vậy, các hành vi vi phạm xây dựng không phép, sai phép theo Nghị định 121 ngoài việc phạt tiền thì còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm.

          Cũng tại Điều 2 Thông tư 02 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả phá dỡ công trình vi phạm có viện dẫn áp dụng mẫu Nghị định 180 về cưỡng chế phá dỡ.  Như vậy, việc Nghị định 180 hết hiệu lực không ảnh hưởng đến biện pháp buộc khắc phục hậu quả theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 121 mà chỉ ảnh hưởng đến trình tự thực hiện. Do vậy, từ ngày 1/7, Nghị định 180 hết hiệu lực thì sẽ không áp dụng trình tự cưỡng chế phá dỡ theo 180 mà sẽ áp dụng cưỡng chế theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:

          – Đối với trường hợp còn thời hiệu xử phạt thì người có thẩm quyền lập biên bản và chuyển biên bản cho người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt gồm phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phá dỡ công trình xây dựng vi phạm. Quá thời hạn mà người vi phạm không chấp hành thì ban hành quyết định cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thực hiện cưỡng chế phạt tiền và phá dỡ công trình vi phạm.

          – Đối với trường hợp hết thời hiệu xử phạt thì người có thẩm quyền ban hành quyết định buộc khắc phục hậu quả theo Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

          Việc áp dụng cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thay cho trình tự, thủ tục cưỡng chế phá dỡ công trình theo Thông tư 02, Nghị định 180 là đúng pháp luật, vì theo Khoản  2 Điều 156 Luật Ban hành văn bản QPPL thì: Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

          Ở đây, Thông tư 02, Nghị định 180 và Luật Xử lý vi phạm hành chính cùng quy định về trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, có chăng chỉ khác nhau ở tên gọi (Nghị định 180, Thông tư 02 quy định trực tiếp quyết định cưỡng chế phá dỡ; Luật XLVPHC quy định quyết định cưỡng chế quyết định xử phạt VPHC), do đó căn cứ theo Luật Ban hành văn bản QPPL thì áp dụng cưỡng chế theo Luật Xử lý vi phạm hành chính là đúng.

Nguyễn Quốc Sử

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

22 Bình luận

  1. Theo KHoản 4 Điều 154 Luật BHVBQPPL 2015 thì Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ cũng hết hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/07/2016.

    • Nguyễn Quốc Sử

      Cảm ơn bạn đã đọc bài viết nhưng Nghị định 121 còn hiệu lực bạn nhé, Nghị định 121 không hướng dẫn, quy định chi tiết Luật Xây dựng mà quy định xử phạt trong lĩnh vực xây dựng nên không thuộc trường hợp hết hiệu lực theo Khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản bạn nhé

      • Mình đồng ý quan điểm của người viết. Nghị định 121 chỉ quy định về xử phạt, do đó hiệu lực vẫn đảm bảo

      • Nguyễn Tri Hùng

        Cảm ơn bạn, mình đã nhận định sai!

      • Lỗi chính phủ không ban hành kịp nghị định, sao bắt dân phải chịu, nghị định 121/2013 quy định áp dụng luật xây dựng 2003, nay luật 2003 hết hiêu lực sao văn bản dưới luật còn hiệu lực được.

        • khi phát hiện được hành vi vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng trên đất không được phép xây dựng, cán bộ thanh tra xây dựng có được lập biên bản tháo dỡ ngay phần đang vi phạm không, trường hợp vi phạm cố tính cản chở ko cho tháo dỡ phần xây dựng vi phạm, cán bộ thanh tra xây dựng có được thu giữ máy móc xe rùa quốc xẻng đang sử dụng xây dựng trái phép

          • Nguyễn Quốc Sử

            Chào bạn! cảm ơn bạn đã ghé thăm trangtinphapluat.com
            Hiện nay theo chúng tôi tìm hiểu thì chưa có quy định thế nào là đất không được phép xây dựng. Việc lập biên bản và tháo dỡ ngay phần đang vi phạm là không đúng quy định, mọi trường hợp tháo dỡ đều phải có quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 121/2013/NĐ-CPThông tư 02/2014/TT-BXD.
            Nếu đã ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện, người vi phạm cản trở thì lực lượng công an sẽ xử lý theo quy định. Việc tạm giữ máy móc, xe rùa…phải lập thành biên bản và có quyết định tạm giữ nếu nó thuộc trường hợp tạm giữ.

  2. Nguyễn Thi Thanh Phương

    Bài viết của bạn nói rất đúng tuy nhiên có một vấn đề còn tồn tại theo mình là thiếu sót của Nghị định 121 đó là: tại Điều 13 NĐ121 không có quy định biên pháp khắc phục hậu quả cho những hành vi vi phạm tại đièu này. Do đó, khi ban hành Qđxpvphc chỉ có thể áp dụng hình thức phạt chính mà không có biện pháp KPHQ. Và như vậy chỉ có thể cưỡng chế qdxpvphc đối với hình thưc phạt chính.
    Vd: khi xpvphc đối với hành vi xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng tại k7 Đ13, chỉ có thể áp dụng hình thức phạt tièn. Trong khi trường họp này điều quan trọng cần hướng tới đó là buọc tháo dỡ công trình vi phạm thì điều luật không quy định bien pháp KPHQ. Và nếu nguòi vi phạm vẫn tiếp tục hành vi vi pham thì không có cơ sở để cuõng chế tháo dỡ công trình vi phạm được

    • Nguyễn Quốc Sử

      cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết,hy vọng khi nghị định mới ban hành thay thế cho 121 sẽ khắc phục được vấn đề này

    • Nguyễn Thi Thanh Phương : 2016-08-2514:49:33 -48 Trả lời Trả lời

      Bài viết của bạn nói rất đúng tuy nhiên có một vấn đề còn tồn tại theo mình là thiếu sót của Nghị định 121 đó là: tại Điều 13 NĐ121 không có quy định biên pháp khắc phục hậu quả cho những hành vi vi phạm tại đièu này. Do đó, khi ban hành Qđxpvphc chỉ có thể áp dụng hình thức phạt chính mà không có biện pháp KPHQ. Và như vậy chỉ có thể cưỡng chế qdxpvphc đối với hình thưc phạt chính.
      Vd: khi xpvphc đối với hành vi xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng tại k7 Đ13, chỉ có thể áp dụng hình thức phạt tièn. Trong khi trường họp này điều quan trọng cần hướng tới đó là buọc tháo dỡ công trình vi phạm thì điều luật không quy định bien pháp KPHQ. Và nếu nguòi vi phạm vẫn tiếp tục hành vi vi pham thì không có cơ sở để cuõng chế tháo dỡ công trình vi phạm được.

      Chi Phuong noi rat dung và hiện nay e đang gặp trường hợp như đã nêu mà khi ban hành QĐXPCVPHC thi bien phap KPDQ thi minh ghi ntn vay Chi. Mong chi giúp em.

      • Nguyễn Quốc Sử

        Thông tư 02/2014/TT-BXD có hướng dẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của Điều 13 Nghị định 121 bạn nhé

        • Quan trọng là Điều 2 thông tư 02/2014/TT-BXD chỉ hướng dẫn trình tự thủ tục để áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Còn biện pháp khắc phục hậu quả đều viện dẫn từ nghị định số 180/2007/NĐ-CP (khoản 10, Điều 13, Điểm d, khoản 8, Điều 16 … Nghị định số 121/2013/NĐ-CP đều viện dẫn đến Nghị định 180/2007/NĐ-CP). Theo tôi đây là khoảng trống pháp luật và hiện nay thì không thể xử lý phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng được. Nếu cố tình xử lý thì có thể sẽ thua khi đưa ra tòa phân xử.

          • Nguyễn Quốc Sử

            cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Theo Điều 4 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính. Như vậy, biện pháp khắc phục hậu quả phải được quy định trọng từng điều luật. Chắc Điều 13 của Nghị định 121/2013 sót biện pháp khắc phục hậu quả nên Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 02 để lấp đó mà.

          • nếu vậy thị khi ra quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả ghi theo khoản nào, điều nào… mong các bạn chỉ giúp.

          • Nguyễn Quốc Sử

            cái này đang lúng túng đây bạn, mọi người cho cao kiến đi

  3. Chào Nguyễn Quốc Sử https://trangtinphapluat.com/blog/bai-viet-hay/vuong-mac-phap-luat/nghi-dinh-180-het-hieu-luc-co-duoc-ap-dung-cuong-che-pha-do-cong-trinh/ mình được biết Luật Xây dựng năm 2014 có hiệu lwck kể từ ngày 01/01/2015 chứ không phải có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 như bạn viết :

    • Nguyễn Quốc Sử

      Cảm ơn bạn đã phát hiện, ý của mình là Luật Xây dựng 2003 hết hiệu lực nhưng kể từ ngày 01/7/2016, theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL 2014 thì văn bản LUật hết hiệu lực, Nghị định hướng dẫn thi hành cũng hết hiệu lực. Cho nên mặc dù Luật Xây dựng 2003 hết hiệu lực 01/01/2015 nhưng Nghị định 180 vẫn còn hiệu lực, mãi đến ngày 01/7/2016 khi Luật Ban hành văn bản QPPL có hiệu lực thì Nghị định 180 mới hết hiệu lực.
      Mình đã chỉnh sửa lại trong bài viết, rất mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của bạn.
      Trân trọng cảm ơn, chúc bạn sức khỏe, thành công!

  4. Anh sử cho em xin SĐT với em rất cần tư vấn PL

  5. Xin tham khảo ý kiến tư vấn của anh Sử: Năm 2003 UBND thành phố ban hành quyết định cưỡng chế công trình xây dựng trái phép (do vi phạm theo NĐ 48), nhưng từ đó đến nay chưa thực hiện tổ chức cưỡng chế, nay muốn tổ chức cưỡng chế thì QĐCC nêu trên có còn áp dụng được không hay phải thiết lập hồ sơ xử lý mới. mong anh tư vấn giúp, xin trân trọng cản ơn.

    • Điều 69 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 thì:Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt; quá thời hạn này mà quyết định đó không được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định
      Căn cứ vào quy định trên thì trangtinphapluat.com cho rằng đối với cưỡng chế khắc phục hậu quả vẫn còn thời hiệu thi hành bạn nhé
      Xem bài này nhé: Quyết định cưỡng chế xử phạt hành chính hết hiệu lực, xử lý thế nào?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *