Giới thiệu về trang tin pháp luật

1. Sơ lược về Trang Tin Pháp Luật

Trang Tin Pháp Luật (https://trangtinphapluat.com/)  chính thức hòa mình vào môi trường mạng từ tháng 8 năm 2010, đến nay (2022) Trang Tin Pháp Luật đã  xuất bản gần 2000 bài viết về pháp luật, chủ yếu về xử lý vi phạm hành chính, lĩnh vực hộ tịch, chứng thực, tài liệu thi công chức, thi viên chức… do chính tác giả Blog viết. Bình quân mỗi ngày có trên 2000 lượt người truy cập và đã có hơn 2000 ý kiến phản hồi từ bạn đọc.

Tư vấn pháp luật trực tuyến

Trang Tin Pháp Luật (https://trangtinphapluat.com/) ra đời với mục đích chia sẻ các thông tin pháp luật, trao đổi các vướng mắc cũng như giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về pháp luật; đồng thời cung cấp các dịch vụ về ôn thi công chức, viên chức, tài liệu tuyên truyền pháp luật…

Trangtinphapluat cũng vừa mở thêm Kênh Youtube ở địa chỉ https://www.youtube.com/c/trangtinphapluat2019 để hướng dẫn học thi công chức, viên chức; giới thiệu các bài giảng tuyên truyền pháp luật miễn phí.

Trong thời gian tới Trang Tin Pháp Luật (https://trangtinphapluat.com/) sẽ tiếp tục được hoàn thiện về mặt hình thức cũng như bổ sung, cập nhập  những bài viết, nghiên cứu mới nhất để phục vụ tốt hơn nhu cầu của bạn đọc.

Rất mong nhận được sự ủng hộ của quý độc giả, mọi góp ý, thắc mắc, đóng góp bài viết vui lòng gửi về địa chỉ email kesitinh355@gmail.com, zalo 0935634572.      
      2. Dịch vụ của trangtinphapluat

Trangtinphapluat cung cấp dịch vụ Tư vấn pháp luật, gồm: Tư vấn pháp luật trực tuyến, tư vấn pháp luật tại cơ quan, đơn vị; tư vấn theo hồ sơ vụ, việc; tư vấn theo tháng, quý, năm.

Tư vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật

Lĩnh vực tư vấn: Xử lý vi phạm hành chính, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình…

Ngoài ra trangtinphapluat còn cung cấp dịch vụ textlink, quảng cáo bài viết trên website. Dịch vụ biên soạn đề cương tuyên truyền pháp luật theo yêu cầu (Tham khảo đề cương tại đây)

Trangtinphapluat còn biên soạn kiến thức chung pháp luật để ôn thi công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Các bạn có nhu cầu truy cập TẠI ĐÂY để tải các bộ câu hỏi kiến thức chung thi công chức, viên chức

3. Liên hệ với trangtinphapluat

Bạn đọc có thể liên hệ với quản trị trangtinphapluat qua địa chỉ:

Nguyễn Quốc Sử, Điện thoại – zalo: 0935.634572, email: kesitinh355@gmail.com hoặc trangtinphapluat2019@gmail.com.

Fanpage: facebook.com/trangtinphapluat

Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/trangtinphapluat2019

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

9 Bình luận

  1. Nguyễn Tri Hùng

    Bây giờ anh suy nghĩ một chút về Khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2014/TT-BXD nhé!

    Nội dung như sau: Sau khi người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP mà tổ chức, cá nhân vi phạm vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thì lập biên bản vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân đó về hành vi quy định tại Khoản 8 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.

    Vấn đề đặt ra là “tổ chức, cá nhân vi phạm” nghĩa là gì? Tổ chức, cá nhân vi phạm là chủ thể đó chỉ đã bị lập biên bản vi phạm hành chính hay là đã bị ra quyết định xử phạt rồi?

  2. Nguyễn Tri Hùng

    Anh cho tôi hỏi!

    Trong Bộ Luật Hình sự có nhiều điều luật quy định về tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” . Vấn đề đặt ra là thế nào gọi là “đã bị xử phạt vi phạm hành chính”? Mới có quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng người vi phạm chưa chấp hành hoặc chưa bị cưỡng chế chấp hành hoặc là chưa chấp hành xong thì có gọi là “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” không?

    Xin cảm ơn anh!

    • Nguyễn Quốc Sử

      Cảm ơn bạn đã quan tâm đặt câu hỏi với trangtinphapluat.com
      Đã bị xử phạt vi phạm hành chính là đã bị ngơời có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt, việc người đó chưa chấp hành hoặc chưa chấp hành xong, chưa bị cưỡng chế thì vẫn bị xem là đã bị xử phạt.

      • Nguyễn Tri Hùng

        Có sự mâu thuẫn trong vấn đề này.

        Khoản 5, 6 Điều 2 Luật XLVPHC:

        5. Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý.

        6. Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.

        Theo anh thì thời điểm nào phân định “tái phạm” và “vi phạm hành chính nhiều lần”? Thời điểm “chấp hành xong quyết định xử phạt” hay thời điểm “nhận quyết định xử phạt”?

        • Nguyễn Quốc Sử

          ĐỐi với vi phạm hành chính nhiều lần thì cá nhân, tổ chức chưa bị xử lý vi phạm lấy gì mà nhận quyết địn??? Còn thời hạn để tính tái phạm là thời điểm còn trong thời hạn chưa bị coi là không bị xử lý hành chính, nếu người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì xem là tái phạm

          • Nguyễn Tri Hùng

            Đúng là rắc rối thiệt!

            Ý tôi muốn hỏi là, trong khoảng thời gian tính từ thời điểm nhận quyết định xử phạt cho đến thời điểm chấp hành xong quyết định xử phạt, nếu vi phạm cùng hành vi trong khoảng thời gian này thì là tái phạm hay vi phạm hành chính nhiều lần.

          • Nguyễn Quốc Sử

            Tái phạm chứ, vì đã bị xử phạt mà, còn vi phạm nhiều lần khi chưa bị xử phạt mà còn trong thời hiệu, thời hạn xử phạt

          • Nguyễn Tri Hùng

            Khoản 5 Điều 2 Luật XLVPHC: Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử

            Nếu vi phạm lại hành vi đã bị xử phạt trong thời hạn “kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt” cho đến 01 năm sau mới gọi là tái phạm chứ?

          • Nguyễn Quốc Sử

            chính xác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *