Căn cứ văn bản chưa có hiệu lực thi hành để ban hành quyết định được hay không?

Em chào anh!
Em muốn soạn Quyết định ban hành kế hoạch thi hành Luật Hộ tịch 2014 trước ngày Luật có hiệu lực, nhưng QĐ của em lại có hiệu lực sau ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực được không anh? Phần căn cứ Luật hộ tịch chưa có hiệu lực được không anh?
Em cám ơn anh ạ!

Người hỏi: Uông Hồng Thắng

Trangtinphapluat.com, trả lời:

Chưa có Luật ban hành văn bản hành chính

Hiện nay việc ban hành các quyết định hành chính chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể là phải căn cứ vào những văn bản nào, tuy nhiên để ban hành quyết định hành chính, các cơ quan tham mưu thông thường căn cứ vào văn đã  có hiệu lực hoặc đã được ban hành nhưng chưa có hiệu lực nhưng sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với văn bản dự kiến ban hành.

Tổng hợp điểm mới của Luật Hộ tịch 2014
Thẩm quyền thay đổi cải chính hộ tịch

Ví dụ: Luật Hộ tịch có hiệu lực 01/01/2016, khi ban hành quyết định thi hành Luật Hộ tịch có thể ban hành vào tháng 12/2015 nhưng vẫn căn cứ Luật hộ tịch và Quyết định đó phải có hiệu lực sớm nhất là ngày 01/01/2016 hoặc có hiệu lực muộn hơn mới phù hợp.

Vận dụng Luật Ban hành văn bản QPPL

Do chưa có quy định về căn cứ ban hành văn bản hành chính (trừ một số lĩnh vực như Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 97/2017/NĐ-Cp sừa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính, ở phần mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hướng dẫn ghi phần căn cứ ban hành, hay ở trong lĩnh vực thu hồi đất thì Bộ Tài nguyên và môi trường cũng có thông tư hướng dẫn ban hành Quyết định thu hồi đất, trong đó nêu rõ căn cứ ban hành quyết định…) nên thường các cơ quan hành chính khi bành hành thường vận dụng Điều 61 Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL để căn cứ ban hành, cụ thể:

Điều 61Căn cứ ban hành văn bản

1. Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được công b hoặc ký ban hành chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành. Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền, chức năng của cơ quan ban hành văn bản đó và văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở đ ban hành văn bản.

Luật ban hành văn bản hành chính
Chưa có quy định về ban hành văn bản hành chính

2. Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn có điều, khoản giao quy định chi tiết thì tại văn bản quy định chi tiết phải nêu cụ thể điều, khoản đó tại phn căn cứ ban hành văn bản.

Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiu điu, khoản hoặc vừa quy định chi tiết các điều, khon được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các điều, khoản được giao quy định chi tiết tại phn căn cứ ban hành văn bản.

3. Căn cứ ban hành văn bản được thể hiện bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14, trình bày dưới phần tên của văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chm(.).

Như vậy, khi ban hành các quyết định hành chính thì thường dựa vào các căn cứ sau: Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ban hành; văn bản quy định thẩm quyền được ban hành nội dung văn bản đó, các văn bản của nhà nước cấp trên…Và điều quan trọng là văn bản được làm căn cứ phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với quyết định hành chính.

Quốc Sử

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *