11 văn bản pháp luật có hiệu trong tháng 5/2018

Trangtinphapluat.com giới thiệu tới bạn đọc 11 văn bản quan trọng có hiệu lực trong tháng 5/2018 như: Quy định xử phạt lĩnh vực kế toán, bảo hiểm, kinh doanh xổ số,  quy định phụ cấp đối với kế toán, giảm giá cước cuộc goi di động, quy định về bán hàng đa cấp…

  1. Tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Từ ngày 1-5, Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập có hiệu lực thi hành, theo đó:

Chính phủ tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kế toán từ 30 triệu lên 50 triệu đồng đối với cá nhân, 60 triệu lên 100 triệu đồng với tổ chức.

ịnh về bán hàng đa cấp... Tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
ịnh về bán hàng đa cấp…
Tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán; ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu; ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng.

Hành vi không tổ chức bàn giao công tác khi thay đổi kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũng bị phạt đến 10 triệu đồng.

  1. Quy định mới về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp

Từ ngày 1/5/2018, Nghị định 32/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp (DN) và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN chính thức có hiệu lực.

Nghị định 32 nêu rõ, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ DNNN có ngành nghề kinh doanh chính là các loại bất động sản theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với đầu tư, mua sắm tài sản cố định bên ngoài đưa về sử dụng (kể cả phương tiện vận tải phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ), DN phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

  1. Quy định mới về hoạt động của Hội đồng định giá tài sản

Từ ngày 01/5/2018, Nghị định 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự, có hiệu lực thi hành, theo đó hoạt động của Hội đồng định giá tài sản được quy định như sau:

Hội đồng định giá hoạt động theo cơ chế tập thể. Cơ quan của người có thẩm quyền thành lập Hội đồng hoặc Chủ tịch Hội đồng phải đóng dấu vào các văn bản của Hội đồng và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng.

Quy định mới về hoạt động của Hội đồng định giá tài sản
Quy định mới về hoạt động của Hội đồng định giá tài sản

Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục định giá tài sản quy định tại Nghị định này và các quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự.

Hội đồng định giá chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Quyết định thành lập Hội đồng hoặc khi có Quyết định của người có thẩm quyền thành lập Hội đồng về việc chấm dứt hoạt động của Hội đồng.

  1. Quy định sử dụng máy photocopy màu

Từ ngày 1-5, Nghị định 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in, có hiệu lực thi hành theo đó: bãi bỏ quy định máy photocopy màu chỉ được sử dụng phục vụ công việc nội bộ của cơ quan, tổ chức, không được dùng để kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu phải đăng ký với UBND cấp tỉnh trước khi sử dụng.

Khi chuyển nhượng máy phải có hồ sơ gửi đến UBND cấp tỉnh nơi đã xác nhận đăng ký máy đó. Khi thanh lý máy, tổ chức, cá nhân sử dụng máy đã đăng ký, khi thanh lý phải có văn bản thông báo đến cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động in nơi đã đăng ký máy.

Cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động theo loại hình doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm báo cáo định kỳ một năm/lần thay vì sáu    tháng/lần như trước đây.

  1. Quy định mới về bán hàng đa cấp

Từ ngày 02/5/2018, Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp có hiệu lực thi hành, theo đó:

Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp, bao gồm cả hàng hóa được mua theo chương trình khuyến mại, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.

Quy định mới về bán hàng đa cấp
Quy định mới về bán hàng đa cấp

Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thu tiền đặt cọc của người tham gia, cho người tham gia nhận tiền từ việc giới thiệu khách hàng mới. Doanh nghiệp đa cấp không được trả hoa hồng, tiền thưởng cho người tham gia bán hàng đa cấp quá 40% doanh thu trong năm.

Ngoài ra, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải có trách nhiệm mở tài khoản ký quỹ tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỉ đồng tại một ngân hàng thương mại. Khoản tiền ký quỹ sẽ được ngân hàng phong tỏa trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được phép tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đã được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.

Trường hợp hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp có sự tham dự của từ 30 người trở lên hoặc có sự tham dự của từ 10 người tham gia bán hàng đa cấp trở lên, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thông báo tới Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước khi thực hiện.

  1. Xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh bảo hiểm, xổ số

Từ ngày 10/5/2018, Nghị định 48/2018/NĐ-CP  ngày 12/3/2018 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, có hiệu lực thi hành, theo đó:

Phạt tiền từ 90 triệu đến 100 triệu đồng đối với hành vi thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm; giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm… mà số tiền chiếm đoạt dưới 20 triệu đồng hoặc gây thiệt hại dưới 50 triệu đồng hoặc chưa đến mức bị truy cứu hình sự.

Xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh bảo hiểm, xổ số
Xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh bảo hiểm, xổ sốa

Đáng chú ý, phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng về hành vi ép buộc mua bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe dưới mọi hình thức. Tổ chức vi phạm quy định sẽ bị phạt gấp đôi (tức là phạt từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng). Đấy là quy định mới, quy định hiện hành không xử phạt hành vi này.

Riêng với hành vi triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trước khi được Bộ Tài chính phê chuẩn sẽ chịu mức phạt cao hơn trước rất nhiều, từ 60 triệu đến 70 triệu đồng thay vì chỉ từ 10 triệu đến 20 triệu đồng như trước.

  1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Từ ngày 15/5/2018, Nghị định 49/2018/NĐ-CP ngày 30/3/2018 của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, có hiệu lực thi hành, theo đó: điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với tổ chức trong nước là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp gồm:

Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Có trụ sở ổn định trong thời gian ít nhất 2 năm; có đủ phòng làm việc cho kiểm định viên với diện tích tối thiểu là 8m2/người; có đủ trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Người trực tiếp phụ trách hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Có ít nhất 10 kiểm định viên làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc tối thiểu từ 12 tháng trở lên cho tổ chức kiểm định.

Có trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định trong đó có nội dung, cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

  1. Ngân sách hỗ trợ lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam

Từ ngày 01/5/2018, Thông tư 24/2018/TT-BTC ngày 12/3/2018 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia (diện Hiệp định) học tập tại Việt Nam, có hiệu lực thi hành, theo đó, nội dung chi cho lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam gồm:

Chi thường xuyên; các khoản chi một lần và chi phí khác. Cụ thể, về mức chi đào tạo đối với lưu học sinh hệ đào tạo dài hạn là 2.576.000 đồng/người/tháng, lưu học sinh hệ đào tạo ngắn hạn là 5.485.000 đồng/người/tháng. Trường hợp các cơ sở đào tạo thuộc khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật thì được cấp tăng thêm 10% kinh phí đào tạo.

Đối với chi sinh hoạt phí, lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung học là 3.080.000 đồng/người/tháng, lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ đại học là 3.630.000 đồng/người/tháng, lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ sau đại học là 4.110.000 đồng/người/tháng, lưu học sinh đào tạo, tập huấn ngắn hạn 4.820.000 đồng/người/tháng…

  1. Giảm giá cước kết nối giữa các mạng di động

Từ 1/5/2018, Thông tư 48/2017/TT-BTTTT ngày 19/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại từ mạng viễn thông cố định mặt đất nội hạt vào mạng thông tin di động mặt đất toàn quốc và giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại giữa hai mạng thông tin di động mặt đất toàn quốc, có hiệu lực thi hành, theo đó giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại giữa hai mạng di động được áp dụng như sau:

Giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại từ mạng nội hạt vào mạng di động: Mạng nội hạt khởi phát cuộc gọi thoại trả mạng di động kết cuối cuộc gọi giá cước kết nối là 320 đồng/phút.

Giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại giữa hai mạng di động:

Mạng di động khởi phát cuộc gọi trả mạng di động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội giá cước kết nối là 400 đồng/phút;

Mạng di động khởi phát cuộc gọi trả mạng di động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giá cước kết nối là 440 đồng/phút;

Mạng di động khởi phát cuộc gọi trả mạng di động của Tổng Công ty viễn thông MobiFone giá cước kết nối là 440 đồng/phút;

Mạng di động khởi phát cuộc gọi trả mạng di động của Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile giá cước kết nối là 440 đồng/phút;

Mạng di động khởi phát cuộc gọi trả mạng di động của Công ty cổ phần Viễn thông di động Toàn cầu giá cước kết nối là 440 đồng/phút. Theo quy định cũ, giá cước kết nối được quy định dao động từ 500 đồng – 550 đồng/phút.

  1. Phí cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

Từ ngày 14/5/2018, Thông tư 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài Chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài, có hiệu lực thi hành theo đó phí cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quy định như sau:

Thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch (bao gồm cả cấp mới, cấp đổi và cấp lại), mức phí là 650.000 đồng/thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa; 200.000 đồng/thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Phí cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
Phí cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

Phí thẩm định cấp mới, cấp đổi và cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa lần lượt là 3 triệu, 2 triệu và 1,5 triệu đồng/giấy phép.

Riêng giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài, lệ phí cấp mới là 3 triệu đồng và cấp lại, điều chỉnh, gia hạn là 1,5 triệu/Giấy phép.

  1. Quy định phụ cấp trách nhiệm hằng tháng đối với kế toán

Từ ngày 15/5/2018, Thông tư 04/2018/TT-BNV ngày 27/3/2018 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế và phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán ở đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, có hiệu lực thi hành, theo đó:

Quy định phụ cấp trách nhiệm hằng tháng đối với kế toán
Quy định phụ cấp trách nhiệm hằng tháng đối với kế toán

Người được bổ nhiệm làm kế toán trong đơn vị nhà nước chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; trong đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,1 so với mức lương cơ sở.

Kế toán trưởng tại Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế, cơ quan hải quan; cơ quan Nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở.

  1. Mức phí công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Từ ngày 14-5, Thông tư 34/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của  Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, có hiệu lực thi hành, theo đó:

Mức thu phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với hạng một sao, hai sao là 1,5 triệu đồng/hồ sơ; đối với hạng ba sao là 2 triệu đồng/hồ sơ và đối với hạng bốn sao, năm sao mức phí này là 3,5 triệu đồng/hồ sơ.

Mức phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch là 1 triệu đồng/hồ sơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *