Tổng hợp văn bản pháp luật quan trọng có hiệu lực trong tháng 11/2020

Trangtinphapluat.com biên soạn và giới thiệu những văn bản pháp luật quan trọng có hiệu lực trong tháng 11/2020 như: Chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên sư phạm, hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em mầm non; xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ép người khác uống rượu, bia; cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện….

1. Học sinh, sinh viên được khen thưởng đến 55 triệu đồng

Ngày 15/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 110/2020/NĐ-CP quy định về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, có hiệu lực 01/11/2020.

Theo đó, Học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong kỳ thi Olympic quốc tế các môn học, thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc tế, thi kỹ năng nghề thế giới được thưởng theo mức sau:

Văn bản mới có hiệu lực
Tổng hợp văn bản có hiệu lực trong tháng 11/2020

– Huy chương Vàng hoặc giải nhất: 55 triệu đồng;

– Huy chương Bạc hoặc giải nhì: 35 triệu đồng;

– Huy chương Đồng hoặc giải ba: 25 triệu đồng;

– Khuyến khích: 10 triệu đồng.

2. Chính sách hỗ trợ kinh phí nấu ăn cho trẻ em mầm non

Ngày 08/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định về chính sách phát triển giáo dục mầm non, có hiệu lực 01/11/2020.

Theo đó, Hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em  mầm non ở xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn như sau: Kinh phí hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trẻ em mầm non được tính trên số lượng trẻ em được ăn bán trú, tối thiểu bằng 2.400.000 đồng/01 tháng/45 trẻ em, số dư từ 20 trẻ em trở lên được tính thêm một lần mức hỗ trợ. Mỗi cơ sở giáo dục mầm non được hưởng không quá 05 lần mức hỗ trợ nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm học.

3. Từ 15/11, phạt tiền ngườichưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia

Ngày 28/9/2020, Chính phủ ban hành  Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực 15/11/2020.

Theo đó,   Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

Nghị định 117 cũng quy địnhPhạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;

– Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.

  Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:  Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; Ép buộc người khác uống rượu bia.

4. Từ 15/11, Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng

Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, có hiệu lực 15/11/2020.

Theo đó, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên học các ngành đào tạo giáo viên tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng được phép đào tạo giáo viên   thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và đào tạo theo nhu cầu xã hội.

– Mức hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

– Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.

5. Quy định tiêu chí thành lập Vụ thuộc Bộ, cơ quang ngang Bộ

Ngày 28/8/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 101/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, có hiệu lực 15/11/2020.

Theo đó,  Vụ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

– Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ;

 – Có phạm vi, đối tượng quản lý theo ngành, lĩnh vực;

– Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên.

6. Tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở

Ngày 14/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 107/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có hiệu lực 25/11/2020.

Theo đó, Tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở như sau:

– Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở;

(Tổng hợp những điểm mới của Nghị định 107/2020/NĐ-CP về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh)

– Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III.

7. Bỏ quy định khống chế số lượng tối đa phó phòng cơ quan chuyên môn cấp huyện

Ngày 14/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 108/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có hiệu lực 25/11/2020.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Nghị định 107, Nghị định 108 về cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp tỉnh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Nghị định 107, Nghị định 108 về cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp tỉnh

Theo đó, Số lượng Phó Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được quy định như sau:

(Tổng hợp điểm mới của Nghị định 108/2020/NĐ-CP về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện)

Bình quân mỗi phòng có 02 Phó Trưởng phòng. Căn cứ số lượng phòng chuyên môn được thành lập và tổng số lượng Phó Trưởng phòng, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cụ thể số lượng Phó Trưởng phòng của từng phòng chuyên môn cho phù hợp.

8. Quy định mới vềHội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương

Ngày 15/9/2020,  Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành   Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT quy định về việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, có hiệu lực 01/11/2020.

Theo đó, Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương  do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định tài liệu. Hội đồng được thành lập theo cấp học.

 Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục, người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và đại diện các tổ chức có liên quan; có ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên là giáo viên đang giảng dạy tại cấp học tương ứng. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 9 (chín) người.

 9. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên  THCS, THPT

Ngày 15/9/2020,   Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, có hiệu lực 01/11/2020.

Theo đó, Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên THCS, THPT và trường THPT có nhiều cấp học như sau:

– Giáo viên trường trung học phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm) hoặc có bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp đại học) chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật.

– Giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo được nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *