Cán bộ, công chức chơi FACEBOOK trong giờ làm việc xử lý như thế nào?

Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước chơi FACEBOOK trong giờ làm việc đang trở nên phổ biến, không khó để bắt gặp việc đăng tải các hình ảnh, bình luận, chia sẻ thông tin cá nhân…của CBCC trong giờ hành chính. Bên cạnh những mặt tích cực mà Facebook mang lại như gửi, chia sẻ công việc giữa CBCC, cập nhật thông tin… thì việc chơi Face tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc; trong nhiều cuộc họp, hội nghị, hình ảnh  CBCC dự họp không chú ý theo dõi nội dung họp mà tập trung chơi Face diễn ra khá nhiều…

Vậy, việc cán bộ, công chức chơi FACEBOOK trong giờ làm việc có vi phạm và xử lý gì không?

Nghĩa vụ của cán bộ, công chức

* Theo Điều 9 Luật Cán bộ công chức thì Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ được quy định:

– Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

– Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

Xử lý cán bộ, công chức sử dụng Facebook
Xử lý cán bộ, công chức sử dụng Facebook

– Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

– Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

– Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thờibáo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 20 của Luật CBCC thì CBCC không được làm những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.  

CBCC phải sử dụng thời giờ hiệu quả

* Bên cạnh đó, theo điểm 2 của  Chỉ thị số 05/2008/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ Về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Cán bộ, công chức, viên chức, thì CB,CC, VC:

– Phải chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Thời gian làm việc của bộ phận một cửa
Cán bộ, công chức phải sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc

– Không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn, về sớm, không chơi games trong giờ làm việc; không uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, kể cả vào bữa ăn giữa hai ca trong ngày làm việc và ngày trực;

(Xem slide bài giảng hướng dẫn sử dụng mạng Facebook an toàn)

– Phải có mặt đúng giờ tại công sở theo giờ hành chính hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

CBCC không được sử dụng mạng xã hội tuyên truyền thông tin chưa kiểm chứng

*  Theo Quyết định 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Chính phủ về việc phê duyệt đề án văn hóa công vụ thì:

Cán bộ, công chức, viên chức không được đánh bạc, sa vào các tệ nạn xã hội; không được sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa; hút thuốc lá đúng nơi quy định; phải tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ.

CBCC phải chấp hành đúng nội quy, quy chế

Như vậy, theo Luật Cán bộ, công chức và Chỉ thị số 05, Quyết định 1847/QĐ-TTg thì CBCC phải chấp hành đúng nội quy, quy chế cơ quan và không được làm những việc mà pháp luật cấm hoặc cơ quan có thẩm quyền không cho phép, đi làm đúng giờ, không làm việc riêng, không chơi games trong giờ làm việc, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ.

Do đó, nếu CBCC sử dụng FACEBOOK để đăng tải thông tin, hình ảnh, bình luận, viết bài…mang tính chất giải trí, không nhằm mục đích giải quyết công việc cơ quan thì hành vi đó vi phạm Luật CBCC, Chỉ thị số 05, Quyết định 1847/QĐ-TTg và nội quy, quy chế của cơ quan.

Chế tài xử lý  CBCC vi phạm

Đối với công chức, cán bộ và viên chức thì: Hành vi này sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP của CHính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Trường hợp, hành vi sử dụng mạng xã hội vi phạm pháp luật về hành chính thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Sử dụng mạng xã hội sao cho đúng?

Theo Quy định tại Điều 5 của Quyết định số: 874/QĐBTTTT ngày 17 tháng 6 năm 202của Bộ trưởng Bộ Thôntin và Truyền thông về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội thì Quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước như sau:

+ Cán bộ, công chức, viên chc và người lao động trong cơ quan nhà nước thực hiện nội dunquy định ti Điều 4 của Bộ Quy tc này, cụ thể:

“1. Tìm hiu và tuân th các điều khon hưng dn sử dụng ca nhà cung cp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.

2. Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cp dịch vụ để xác thực n hiệu, địa ch trang mạng, đu mi liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.

3. Thực hiện biện pháp tự quản lý, bo mt tài khon mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cp dịch vụ khi i khon tổ chức, cá nhân b mt quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợdụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, nh hưởng đến an ninh quốc gia và trt tự an toàn xã hộinh hưng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

4. Chia s những thông tin có nguồn chính thng, đáng tin cậy.

5. Có các hành vi, ng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lựcphân biệt vùng min, gii tính, tôn giáo.

6. Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp lut, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phnh hưng đến quyn và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phn cảm, vphm thuần phong mĩ tục; tung tin gi, tin sai sự thật; qung cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưng đến trật tự an toàn xã hội.

7. Khuyến khích sử dụng mạng xã hi đ tuyên truyền, qung bá về đất nước – con người, văn hóa tốt đẹp của Vit Nam, chia s thông tin tích cựcnhững tấm gương người tt, việc tt.

8. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, nhng người xung quanh tham gia giáo dục, bo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.”

+ Thực hiện nội quy ca cơ quan, tổ chức về việc cung cp thông tin lên mạng xã hội.

+ Thông báo tới cơ quan ch qun để kịp thời có hưng xử lý, trả lời, gii quyết khi có nhng ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức và ngưi lao động.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *