Tình huống kỳ 14: Mất tiền vì các tin nhắn quảng cáo

Tình huống kỳ này là vấn đề bức xúc mà nhiều bạn đọc đang gặp phải khi bị mất tiền oan bởi các dịch vụ viễn thông “không mời mà đến”. Tham gia giải đố, quý bạn đọc sẽ có thêm cơ sở để khiếu nại nhà cung cấp dịch vụ nếu gặp tình huống tương tự.

Tình huống kỳ 14:

Anh A đăng ký sử dụng dịch vụ thuê bao trả sau của Công ty Viễn thông B. Trong thời gian sử dụng, điện thoại của anh A liên tục nhận được nhiều tin nhắn quảng cáo, nào là nhạc chờ hot, phim cực hay, 10 ngày sử dụng miễn phí dịch vụ X… từ nhiều số tổng đài khác nhau. Có lúc anh A xem thử, có lúc bỏ qua các tin nhắn quảng cáo và không chọn sử dụng bất cứ dịch vụ nào.

Trong một lần trò chuyện, bạn của A mách nước: “Mày thử soạn tin theo cú pháp này để kiểm tra có đang đăng ký sử dụng dịch vụ nào không?”.Làm theo, A “tá hỏa” khi thấy điện thoại đăng ký sử dụng nhiều dịch vụ mà mình không hề hay biết. Kiểm tra lại cước phí, A thấy rằng những dịch vụ này đã âm thầm lấy đi của mình 300.000 đồng mỗi tháng.

Bực mình, A đến trụ sở của Công ty Viễn thông B khiếu nại yêu cầu Công ty Viễn thông B hoàn trả số tiền trên. Tuy nhiên, đại diện Công ty B cho rằng các tin nhắn sử dụng chế độ tự động đăng ký sử dụng. Nếu anh A không muốn sử dụng thì phải nhắn tin theo cú pháp được hướng dẫn ngay trong tin nhắn đó để hủy. Việc anh A không nhắn tin để hủy thì xem như đã chấp nhận sử dụng dịch vụ nên không có cơ sở để công ty trả lại tiền cho anh. Trước giải thích của Công ty B, anh A “cứng họng” nên đành cầu cứu các chuyên gia của À Ra Thế.

Các bạn hãy nhanh tay tra luật để xem thử Công ty Viễn thông B có phải trả lại tiền cho anh A không và kèm theo dự đoán số người có đáp án đúng nhé!

Phải lòng À Ra ThếSân chơi pháp luật À Ra

Lần hai tái xuất, mười ba kỳ rồi

Môn đồ tỉ thí nổi sôi

Tôi luôn theo dõi không lơi lần nào

Sáu lăm giải thưởng đã trao

Thơ vui mấy chục, bài nào cũng hay

Thi, Văn, Sơn, Của, Truyện này

Nghĩa, Lân, Đức, Tưởng, Diệp tài lắm thay

Bây giờ mình thử cầu may

Mong À Ra Thế “đoái hoài” bạn xưa.

Tạ Văn Sớm (CLB À Ra Thế Thuận An)

Một lời đúng sai

Điện thoại của bạn chiến hữu

Rủ rê A tề tựu tham gia

Ghé quán nhậu lúc đi về

Lai rai “dăm xị”, vài ve giải sầu

Sợ phạt, A phóng mau tăng tốc

Bảy mươi cây gió lốc cuồng phong

Có B cũng đang lưu thông

Do không làm chủ A tông xe người

B chấn thương suýt tiêu đời

Chi phí điều trị hai mươi triệu đồng

Gia đình B bắt bồi thường

A cãi B bị chấn thương là vì

Không đội mũ bảo hiểm chi

Xảy ra tai nạn tôi chỉ “xìa” nửa thôi

Cầu cứu đến các bạn chơi

À Ra Thế cho một lời đúng sai!

Đoàn Quốc Văn (TP.HCM)

BAN TỔ CHỨC
Nguồn:plo.vn
TRANGTINPHAPLUAT.COM GỢI Ý TRẢ LỜI NHƯ SAU (MANG TÍNH THAM KHẢO):
Câu 1. Công ty Viễn thông B có trả tiền lại cho anh A không? vì sao?
Trangtinphapluat.com cho rằng: Công ty Viễn thông B phải trả lại tiền cho anh A vì:

– Theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử thì :Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

Nguyên tắc tự do thỏa thuận là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc thực hiện các hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng bình đẳng, tự nguyện cam kết các thỏa thuận, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào.

Quy định về đăng ký dịch vụ của các nhà mạng điện thoại
Mất tiền vì tin nhắn rác, có được đền bù?

Căn cứ vào quy định trên thì công ty viễn thông B đã sử dụng chế độ tự đăng ký sử dụng dịch vụ, không cần sự đồng ý của người dùng mà mặc nhiên thừa nhận người dùng đồng ý sử dụng dịch vụ khi không nhắn tin hủy dịch vụ. Hành vi này không đảm bảo nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa công ty và người dùng. Việc người dùng không nhắn tin hủy dịch vụ không đồng nghĩa với việc họ đồng ý sử dụng dịch vụ của công ty viễn thông B, bởi vì giữa công ty và người dùng chưa có sự thỏa thuận về việc im lặng là đồng ý ký hợp đồng.

– Ngoài ra, ngày 13 tháng 10 năm 2015, Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin truyền thông đã có Công văn số 1424/CVT-CPTT yêu cầu doanh nghiệp thông tin di động triển khai các giải pháp nhằm khắc phục để bảo vệ lợi ích của người dân, bao gồm các giải pháp cụ thể như sau:

– Cung cấp cho khách hàng khả năng truy các dịch vụ giá trị gia tăng đã đăng ký và đang sử dụng. Thông tin về giá cước sử dụng dịch vụ, phương thức thanh toán, cách thức đăng ký, gia hạn, hủy dịch vụ… của tất cả dịch vụ giá trị gia tăng mà doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin đang cung cấp cho khách hàng tại trang thông tin điện tử và các điểm giao dịch của doanh nghiệp.

Chỉ được kích hoạt dịch vụ giá trị gia tăng khi có được sự đồng ý, xác nhận của khách hàng, trừ cước đúng chu kỳ và  bảo đảm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin không được tác động đến hoạt động đăng ký và trừ cước của thuê bao.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì hợp đồng giữa công ty Viễn thông B với anh A là vô hiệu vì không đảm bảo nguyên tắc tự do thỏa thuận, đó đó công ty viễn thông B phải trả lại tiền cho anh A.

Câu 2. Số người có đáp án đúng: Các bạn lựa chọn con số may mắn cho mình nhé.

CHÚC CÁC BẠN MAY MẮN

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *