Luật Thanh tra năm 2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023 và thay thế cho Luật Thanh tra năm 2010. Trangtinphapluat.com biên soạn và giới thiệu tới bạn đọc những điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022 so với Luật Thanh tra năm 2010.
- Xem Điểm mới Luật Thanh tra năm 2022 so với Luật Thanh tra 2010 (Phần 1)
- Điểm mới Luật Thanh tra năm 2022 so với Luật Thanh tra 2010 (Phần 3)
- Điểm mới Luật Thanh tra năm 2022 so với Luật Thanh tra 2010 (Phần 4)
1. Người được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành
Luật Thanh tra năm 2022, bổ sung đối tượng được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành là viên chức và quy định cụ thể về điều kiện để được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cụ thể: Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trừ trường hợp là viên chức ở cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Chính phủ.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, không kể thời gian tập sự.
2. Quy định cụ thể tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên
Luật Thanh tra năm 2010 không quy định cụ thể tiêu chuẩn từng ngạch thanh tra viên mà giao Chính phủ quy định. Luật năm 2022 đã quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp.
Luật Thanh tra năm 2022 đã bỏ quy định tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ, tin học đối với các ngạch thanh tra viên, đồng thời bổ sung quy định Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch đối với chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức, viên chức.
3. Miễn nhiệm thanh tra viên
Luật Thanh tra năm 2010 không quy định về miễn nhiệm Thanh tra viên mà giao Chính phủ quy định. Luật Thanh tra năm 2010, quy định cụ thể các trường hợp miễn nhiệm thanh tra viên trong các trường hợp sau:
a) Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành;
b) Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao;
c) Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
d) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 của Luật này;
đ) Không hoàn thành nhiệm vụ 01 năm ở ngạch được bổ nhiệm;
e) Người được bổ nhiệm vào ngạch có hành vi gian lận trong kỳ thi nâng ngạch hoặc kê khai không trung thực trong hồ sơ bổ nhiệm vào ngạch;
g) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
4. Xây dựng, ban hành Định hướng chương trình thanh tra
Luật Thanh tra năm 2022 đã quy định thời gian trình và xem xét, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra của năm sau, cụ thể:
+ Chậm nhất vào ngày 30 tháng 9 hàng năm, Tổng Thanh tra Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra của năm sau (Luật 2010 chậm nhất 15/10)
+ Chậm nhất vào ngày 15 tháng 10 hàng năm, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra của năm sau. (Luật 2010 chậm nhất 30/10).
5.Xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra
5.1. Căn cứ ban hành kế hoạch thanh tra
Theo Luật năm 2010 thì Căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra cấp mình.
Luật Thanh tra năm 2020, bổ sung thêm căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và công tác quản lý thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực và địa phương; căn cứ Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp trên để xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra.
5.2. Thời gian ban hành kế hoạch thanh tra
+ Hướng dẫn kế hoạch thanh tra
Luật Thanh tra năm 2010 không quy định thời gian nào Thanh tra Chính phủ hướng dẫn Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra.
Luật Thanh tra năm 2022 quy định: Chậm nhất vào ngày 25 tháng 10 hằng năm, căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bộ, kế hoạch thanh tra của tỉnh.
+ Ban hành kế hoạch thanh tra
– Kế hoạch Thanh tra Chính phủ:
Luật Thanh tra năm 2022 quy định: Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của cơ quan mình.
Luật cũ không quy định cụ thể thời gian Thanh tra Chính phủ ban hành kế hoạch thanh tra.
– Kế hoạch Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh (đã bao gồm kế hoạch thanh tra Sở, Thanh tra huyện):
Luật Thanh tra năm 2022 quy định: Chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hằng năm, Bộ trưởng có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của Bộ. Chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh. (Luật 2010 quy định chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm)
Luật năm 2022 đã gọp kế hoạch Thanh tra Sở và Thanh tra huyện vào kế hoạch Thanh tra tỉnh.
Luật Thanh tra năm 2010 quy định 3 hình thức thanh tra, gồm: Thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
Luật Thanh tra năm 2022 quy định 02 hình thức thanh tra, gồm: Thanh tra theo kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất.
Theo Luật Thanh tra năm 2022 thì thời hạn thanh tra cơ bản giống Luật Thanh tra năm 2010, tuy nhiên có rút ngắn thời gian gia hạn đối với Thanh tra Chính phủ tối đa là 120 ngày (Luật cũ 150 ngày). Bổ sung quy định thời hạn Thanh tra Tổng cục, Cục vào chung với thời hạn Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh và tăng thời hạn kéo dài trong trường hợp phức tạp lên 5 ngày (75 ngày, còn luật cũ 70 ngày), cụ thể thời hạn thanh tra như sau:
– Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày.
– Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày;
– Cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
Gia hạn thời hạn thanh tra là quy định mới trong Luật Thanh tra năm 2022, theo đó các trường hợp phức tạp được gia hạn thời hạn thanh tra bao gồm:
+ Phải thực hiện trưng cầu giám định hoặc phái xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi tiến hành thanh tra;
+ Cần xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
+ Khi đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh tra.
Luật thanh tra năm 2022 cũng quy định Các trường hợp đặc biệt phức tạp được gia hạn thời hạn thanh tra bao gồm:
+ Cuộc thanh tra phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương;
+ Cuộc thanh tra có ít nhất 02 yếu tố quy định tại trường hợp phức tạp.
Còn nữa