Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Ngày 25/4/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 35/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm Nghiệp, có hiệu lực 10/6/2019. Theo đó:

– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp đối với cá nhân là 500 triệu đồng, tổ chức là 1 tỷ đồng.

– Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại nhiều loại rừng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoặc tang vật vi phạm gồm nhiều loại lâm sản khác nhau nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì xác định tiền phạt của hành vi vi phạm theo từng loại rừng hoặc từng loại lâm sản.

Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm Nghiệp
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm Nghiệp

– Hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, thì áp dụng xử phạt theo quy định đối với loại rừng tương ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác.

(Hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

– Hành vi vi phạm gây thiệt hại đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành lập biên bản kiểm tra , bảo vệ hiện trường, bảo quản tang vật và báo cáo, bàn giao trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày phát hiện vi phạm cho cơ quan, người có thẩm quyền, đồng thời phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định 35/2019/NĐ-CP. Đối với lâm sản tịch thu là lâm sản do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư thì trả lại cho chủ rừng.

– Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì áp dụng xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định 35/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm Nghiệp thay thế cho Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và Điều 3 Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Tải toàn văn Nghị định 35/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm Nghiệp

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *