Sáng 18-1-2024, với 432/477 đại biểu có mặt (chiếm 87,63% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành đã biểu quyết thông qua Luật Đất đai sửa đổi. Bên cạnh đó, có 20 đại biểu không tán thành và 25 đại biểu không biểu quyết. Luật Đất đai năm 2024, có hiệu lực từ 01/01/2025.
Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 so với Luật Đất đai năm 2013.
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 2
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 3
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 4
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 6
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 7
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 8
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 9
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 10
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 11
1. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc
+ Về nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc: Luật Đất đai 2024 kế thừa quy định của Luật Đất đai 2013, theo đó Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
– Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
– Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
+ Về điều kiện cưỡng chế: Luật 2024 và Luật 2013 đều quy định 4 điều kiện cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2024 bổ sung thêm một số nội dung như: Ngoài việc quy định Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi, thì Luật 2024 bổ sung thêm quy định “đã được thông báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã” nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện cho người vi phạm biết được quyết định cưỡng chế.
+ Luật Đất đai 2024 bổ sung quy định: Lực lượng công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Đây là nội dung quan trọng, việc cưỡng chế kiểm đếm thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc bảo đảm an ninh trật tự của lực lượng Công an.
2. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
+ Về nguyên tắc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất:
Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện tương tự nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Luật Đất đai năm 2024 đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn về nguyên tắc cưỡng chế quyết định thu hồi đất: – Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 10 giờ đêm ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, ngày lễ theo truyền thống của đồng bào dân tộc; trong thời gian 15 ngày trước và sau thời gian nghỉ Tết Âm lịch và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương;
– Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và đối tượng khác có liên quan đến khu đất thu hồi (nếu có).
+ Về thời gian thi hành quyết định cưỡng chế: Đây là quy định mới của Luật Đất đai năm 2024, theo đó Quyết định cưỡng chế phải được thi hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế hoặc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản về việc người bị cưỡng chế vắng mặt hoặc người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế, trừ trường hợp quyết định cưỡng chế quy định thời gian dài hơn.
+ Thành phần Ban cưỡng chế: Luật Đất đai 2013 không quy định thành phần Ban cưỡng chế. Luật 2024 quy định cụ thể thành phần Ban Cưỡng chế bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban; đại diện các cơ quan có chức năng thanh tra, tư pháp, tài nguyên và môi trường, xây dựng; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi là thành viên và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;
+ Về giám sát cưỡng chế: Luật Đất đai năm 2024 bổ sung quy định: Ban cưỡng chế thu hồi đất mời đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện tham gia giám sát việc cưỡng chế thu hồi đất.
+ Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất: Luật Đất đai năm 2024 quy định rõ kinh phí cưỡng chế thu hồi đất do ngân sách nhà nước bảo đảm, được lập thành một khoản trong kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
3. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Luật Đất đai 2013 quy định 3 nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, 2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất, còn Luật Đất đai 2024 quy định chung 7 nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó có nhiều nguyên tắc mới như:
+ Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm vì lợi ích chung, sự phát triển bền vững, văn minh và hiện đại của cộng đồng, của địa phương; quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
+Trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng đất, bằng nhà ở mà có nhu cầu được bồi thường bằng tiền thì được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng đã đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đối với người có đất thu hồi nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở.
+ Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản để tạo điều kiện cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản có việc làm, có thu nhập, ổn định đời sống, sản xuất.
+ Khu tái định cư phải hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời phải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi. Khu tái định cư có thể bố trí cho một hoặc nhiều dự án.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư để bảo đảm chủ động trong việc bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi. Việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất.
+ Khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật này mà phần diện tích còn lại của thửa đất sau khi thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu tại khoản 2 Điều 220 của Luật này, nếu người sử dụng đất đồng ý thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, quản lý diện tích đất này theo quy định của pháp luật.
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp thu hồi đất quy định tại khoản này được tính vào kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đầu tư.
4. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt
Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt thì khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Còn Luật Đất đai 2024 đã phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với thực tế của địa phương, cụ thể: Đối với dự án đầu tư do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư phải thu hồi đất mà làm di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng và cần có chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định, cư thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Liên hệ mail: kesitinh355@gmail.com hoặc trangtinphapluat2019@gmail.com hoặc zalo 0935634572 để tải slide bài giảng Luật Đất đai năm 2024.
5. Kinh phí và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
+ Kinh phí chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tại định cư: Luật Đất đai năm 2013 chỉ quy định về chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chưa đề cập đến kinh phí để thực hiện. Luật năm 2024 Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Nhà nước bảo đảm. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm: tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí khác
+ Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Luật Đất đai 2013 và 2024 đều quy định thời hạn chi trả là 30 ngày, tuy nhiên có sự khác nhau ở chỗ. Luật 2013 quy định 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, còn Luật Đất đai 2024 thì 30 ngày kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có hiệu lực thi hành.
+ Quy định trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền: Luật 2013 chỉ quy định trường hợp người có đất bị thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thì gửi tiền vào kho bạc Nhà nước. Luật 2024 đã sửa đổi, theo đó ngoài trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ còn bổ sung thêm trường hợp đất, tài sản đang có tranh chấp thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo lãi suất không kỳ hạn. Tiền lãi từ khoản tiền bồi thường, hỗ trợ được trả cho người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được bồi thường, hỗ trợ.
+ Luật Đất đai 2024 bổ sung quy định: Trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải chỉnh sửa, bổ sung mà có nội dung chỉnh sửa về giá đất, giá tài sản thì giá đất, giá tài sản để tính bồi thường được xác định tại thời điểm ban hành quyết định điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp tại thời điểm ban hành quyết định điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà giá đất, giá tài sản thấp hơn so với giá đất, giá tài sản trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã phê duyệt thì áp dụng giá bồi thường trong phương án đã được phê duyệt. Các nội dung được chỉnh sửa, bổ sung mà không phải là giá đất, giá tài sản được áp dụng theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
rubi
Còn nữa