Hướng dẫn xác định tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Theo Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP về hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cách xác định tuổi kết hôn được tính như sau:

Độ tuổi kết hôn của nam, nữ

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là trường hợp nam đã đủ 20 tuổi, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.

Xác định tuổi kết hôn của nam nữ
Xác định tuổi kết hôn của nam nữ

(Xem bài giảng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

  • Nếu xác định được năm sinh mà không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh
  • Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng 1 của tháng sinh.

Ví dụ: Chị B sinh ngày 10-01-1997, đến ngày 08-01-2015 chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10-01-2015), như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chị B đã đủ tuổi kết hôn, tuy nhiên vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực (ngày 01-01-2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

Thời điểm xác định đủ điều kiện kết hôn

Thông tư cũng quy định Việc xác định thời điểm “cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Tòa án yêu cầu đương sự xác định và cung cấp các tài liệu, chứng cứ để xác định thời điểm cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

(Đọc bài viết Nam nữ cụt cả 2 tay có được đăng ký kết hôn không?)

Điều kiện kết hôn
Điều kiện kết hôn

Ví dụ 1: Trường hợp kết hôn khi một bên bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, nếu sau khi bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn mà bên bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn đã biết nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hòa thuận thì thời điểm đủ điều kiện kết hôn là thời điểm đương sự biết mình bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn nhưng vẫn tiếp tục sống chung như vợ chồng.
Clip bài giảng Luật hôn nhân và gia đình 

Ví dụ 2: Ngày 15-01-2005, chị B kết hôn với anh A. Đến ngày 15-01-2010, chị B lại kết hôn với anh C. Ngày 25-01-2012, Tòa án có quyết định tuyên bố anh A chết. Ngày 12-6-2015, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị B và anh C. Tại phiên họp, chị B và anh đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì chị B và anh phải cung cấp Quyết định của Tòa án tuyên bố anh A đã chết để xác định thời điểm chị B và anh đủ điều kiện kết hôn. Trong trường hợp này, thời điểm chị B và anh có đủ điều kiện kết hôn là thời điểm mà Tòa án xác định anh A chết được ghi trong quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *