Một số điểm đáng lưu ý của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, có hiệu lực thi hành kể từ  01/7/2016 thay thế cho Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008 và Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND. So với 2 văn bản Luật trước đây thì Luật này có nhiều điểm mới trên cơ sở kế thừa, hợp nhất 2 văn bản hiện hành, bổ sung, quy định cụ thể trình tự, thủ tục ban hành văn bản ….

Trangtinphapluat.com trân trọng giới thiệu tới bạn đọc một số điểm mới đáng lưu ý của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2016:

– Bỏ Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với các cơ quan trung ương của tổ chức chính trị xã hội

– Bỏ hình thức ban hành chỉ thỉ của cấp tỉnh, huyện, xã

– Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể, không quy định lại nội dung đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.

– Các điều trong văn bản luật phải có tiêu đề. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, cáo cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm nếu không có nội dung mới.

– Chính phủ quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản QPPL, trước đây là Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

– Văn bản quy định chi tiết chỉ quy định nội dung được giao và không lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết và phải được ban hành, có hiệu lực cùng thời điểm với văn bản được quy định chi tiết.

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được ban hành nghị quyết để quy định những biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

– HĐND, UBND cấp huyện, xã chỉ được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định những vấn đề được luật giao.

– Phòng Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo Nghị quyết của HĐND cấp huyện trước khi trình UBND cấp huyện. Trước đây, Phòng Tư pháp chỉ thẩm định văn bản QPPL của UBND, văn bản QPPL của HĐND Phòng Tư pháp chỉ góp ý, còn Ban Pháp chế thẩm tra.

– Văn bản QPPL của cấp xã có hiệu lực sau 07 ngày kể từ ngày ký, theo quy định trước đây thì sau 5 ngày.

– Chỉ văn bản của trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước trong trường hợp thật cần thiết để đảm bảo lợi ích chung của xã hội , thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội.

Văn bản QPPL hết hiệu lực thì văn bản quy định chi tiết cũng hết hiệu lực, trước đây chỉ có Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND mới quy định vấn đề này, còn văn bản trung ương thì không quy định, dẫn đến nhiều văn bản Luật hết hiệu lực thi hành nhưng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn vẫn có hiệu lực thi hành.

– Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau. Quy định này vẫn chưa khắc phục được bất cập trong trường hợp 2 Nghị định do Chính phủ ban hành trong cùng một ngày, có hiệu lực cùng thời điểm nhưng lại quy định khác nhau về cùng vấn đề thì áp dụng văn bản nào?

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

3 Bình luận

  1. Anh Sử ơi! nhưng khoản 5, Điều 4. Luật Ban hành VBQPPL quy định: thì nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn là VBQPPL anh ạ!
    5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    • Nguyễn Quốc Sử

      cảm ơn em đã xem bài viết. Theo đúng nguyên văn của 2 luật 2008 và 2015 thì luật 2015 bỏ nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.
      Tuy nhiên, Luật 2015 lại quy định nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận TQVN.
      Theo Điều 9 Hiến pháp 2013 thì:
      1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
      Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      2. Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị – xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
      3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.
      Như vậy, theo Điều 9 Hiến pháp 2013 và câu chữ giữa 2 Luật 2008 và 2015 thì bài viết của anh là phù hợp.
      Có gì em trao đổi lại nhé

  2. Em cám ơn anh đã trao đổi cùng em…!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *