Những điểm khác nhau giữa BLDS 2015 với BLDS 2005 (phần 3)

Bộ luật dân sự 2015 sẽ có hiệu lực từ 01/01/2017, so với BLDS 2005 thì BLDS 2015 có rất nhiều điểm mới, tiến bộ, để bạn đọc tiện theo dõi, trangtinphapluat.com trân trọng giới thiệu lượt bài viết về những điểm khác nhau giữa 2 bộ luật này.

Những điểm khác nhau giữa BLDS 2015 với BLDS 2005 (phần 2)

  1. Quyền khai sinh khai tử

BLDS 2015 về cơ bản giống BLDS 2005, tuy nhiên ở phần khai sinh, khai tử cho trẻ em sinh ra mà bị chết thì quy định rõ ràng hơn. BLDS 2005 quy định trẻ chế trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải đăng ký khai sinh. Do luật quy định “chết ngay” nên trong quá trình áp dụng cán bộ Tư pháp – hộ tịch rất lúng túng, hiểu không thống nhất, chết ngay là sinh ra chết liền hay là sống được trong thời gian bao lâu?

Người Việt Nam có được đặt tên tiếng nước ngoài
Người Việt Nam có được đặt tên tiếng nước ngoài

(Xem rắc rối trong đăng ký khai sinh, khai tử)

BLDS 2015 quy định rõ: Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.

2. Quyền hình ảnh đối với cá nhân

BLDS 2015 quy định cụ thể việc sử dụng hình ảnh cá nhân vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh. Và Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

+  Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

+ Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác
Sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác

3. Về xác định lại giới tính

Về cơ bản BLDS 2005, BLDS 2015 là giống nhau về quy định quyền được xác định lại giới tính. Tuy nhiên, BLDS 2015 quy định sau khi đã xác định lại giới tính thì cá nhân có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại

4. Quyền Chuyển đổi giới tính

BLDS 2005 không quy định nhưng trên thực tế nhiều cá nhân đã ra nước ngoài thực hiện chuyển đổi giới tính nên BLDS 2015 đã quy định quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân theo luật nhưng không quy định cụ thể là luật nào.

5. Quy định về pháp nhân:

Điều kiện để được xem là pháp nhân thì cả 2 luật đều giống nhau, đó là phải thỏa mãn 4 điều kiện:

– Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

BLDS 2005 không có sự phân chia pháp nhân mà chỉ quy định chung về điều kiện thành lập, tên gọi, điều lệ, còn BLDS 2015 chia pháp nhân thành 2 loại: Pháp nhân thương mại (mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận) và pháp nhân phi thương mại

Còn tiếp

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *