Thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về quyền sở hữu tài sản -phần 1

Trangtinphapluat.com  giới thiệu tới bạn đọc chuyên đề thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về quyền sở hữu tài sản ở Việt Nam. Chuyên đề gồm có các phần:

Phần 1: Tổng quan pháp luật về quyền sở hữu tài sản

Phần 2. Đánh giá pháp luật về quyền sở hữu tài sản

Phần 3. Thực trạng thi hành pháp luật về sở hữu tài sản

Phần I. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN
1. Quyền sở hữu tài sản từ góc độ Hiến pháp
1.1. Các nguyên tắc hiến định của Hiến pháp năm 2013 về quyền sở hữu tài sản Quyền sở hữu tài sản là một trong các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Do đó, quyền sở hữu tài sản được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, tôn trọng đa hình thức sở hữu tài sản, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế. Các nguyên tắc hiến định của Hiến pháp 2013 về quyền sở hữu tài sản bao gồm:

pháp luật về quyền sở hữu tài sản ở Việt Nam
pháp luật về quyền sở hữu tài sản ở Việt Nam

Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự ghi nhận, tôn trọng sự đa dạng
hình thức sở hữu. Về hình thức sở hữu, Hiến pháp 2013 đã thể hiện rõ nét quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đó là tôn trọng sự đa dạng hình thức sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, các quyền về tài sản và sở hữu tài sản (SHTT). Khoản 1 Điều 51 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường(KTT) định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Đối với hình thức sở hữu tư nhân, chủ thể quyền sở hữu tư nhân trong Hiến pháp 2013 được mở rộng hơn so với Hiến pháp năm 1992. Theo đó, từ việc chỉ công nhận quyền sở hữu tư nhân của “công dân”, theo Hiến pháp hiện nay quyền sở hữu tư nhân được hiến định là quyền dành cho “mọi người”. Việc ghi nhận quyền sở hữu tài sản cho “mọi người” đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết để các tổ chức, cá nhân nước ngoài tin tưởng đầu tư, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam.
Nhờ vậy, Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa và phát triển nội dung các quy định tại Điều 15, 19, 20 và 21 Hiến pháp năm 1992 về định hướng phát triển nền KTTT và thừa nhận đa dạng các hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Tuy nhiên, khác Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 thừa nhận nhiều hình thức sở hữu nhưng không liệt kê cụ thể các hình thức sở hữu bảo đảm đặc trưng cơ bản của Hiến pháp là cô đọng và súc tích. Các quy định về từng hình thức sở hữu cụ thể được ghi nhận trong các điều khoản riêng biệt phù hợp với tính chất, nội hàm của từng hình thức sở hữu.
Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Giống như Hiến pháp năm 1992, Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Tiếp tục, tại khoản 1 Điều 54 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”, đồng thời, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung quy định: “QSDĐ được Nhà nước bảo hộ” (khoản 2 Điều 54) điều đó thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Nhà nước là bảo vệ QSDĐ của công dân vừa tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phòng chống và xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp sai phạm trong việc thực hiện pháp luật về đất đai. Có thể thấy, phạm vi đối tƣợng tài sản thuộc sở hữu toàn dân đƣợc quy định tại Điều 53 Hiến pháp kể trên khá súc tích, chính xác và phù hợp gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tƣ, quản lý. Điểm đáng chú ý hơn cả đó là tại quy định này đó là Hiến pháp khẳng định những tài sản kể trên là tài sản công thuộc sở hữu toàn d n do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý chứ không phải là “…Tài sản của nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn d n” như Hiến pháp năm 1992.
Quy định này cho thấy quan điểm của Nhà nước Việt Nam đó là đề cao chế độ sở hữu toàn dân và khẳng định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu chứ không phải chủ sở hữu của các tài sản đó.
Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 khẳng định rõ ràng và nhất quán về tài sản  hợp pháp để đầu tư, sản xuất kinh doanh được nhà nước bảo hộ và không bị quốc hữu hóa. Cụ thể, Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. 3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường“, khoản 3 Điều 51 quy định “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”.
1.2. Các nguyên tắc hiến định của Hiến pháp năm 2013 về giới hạn quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân
Hiến pháp năm 2013 quy định các nguyên tắc chính trong việc giới hạn quyền sở hữu tài sản bao gồm:

Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 tại Điều 14 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Quy định này được coi là nguyên tắc chung áp dụng bắt buộc khi áp dụng giới hạn bất kỳ quyền con ngƣời nào. Quy định này của Hiến pháp vừa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn vừa nhằm thực hiện nghĩa vụ thành viên của các điều ước quốc tế về quyền con người

Giáo dục quyền con người
Giáo dục quyền con người

Thứ hai, “Nhà nước chỉ trưng mua, trưng dụng tài sản của cá nhân trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai” (khoản 3 Điều 32). Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng hơn các trường hợp Nhà nước có thể trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của cá nhân, tổ chức không chỉ trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia mà còn cả trong các trường hợp khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Tuy nhiên không phải trong mọi trƣờng hợp khi xuất hiện các trường hợp nêu trên Nhà nước đều trƣng mua trƣng dụng tài sản mà cần có một yếu tố nữa rất quan trọng không thể thiếu đã được Hiến pháp khẳng định là phải trong trường hợp thật cần thiết. Tức là không phải cứ có hoàn cảnh xảy ra như trên là trưng mua, trưng dụng ngay, mà trưng mua, trưng dụng chỉ được thực hiện khi xuất hiện trường hợp thật cần thiết, khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết khác mà không có hiệu quả thì mới áp dụng việc trưng mua, trƣng dụng tài sản.
Việc trưng mua, trưng dụng tài sản của tổ chức cá nhân phải được quy định ở trong luật. Điều 23 Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ: “Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định”. Quy định này nhấn mạnh việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ có thể được thực hiện theo quy định của luật chứ không phải văn bản QPPL nói chung. Nói một cách khác rõ ràng hơn đó là quyền sở hữu tài sản chỉ bị hạn chế bởi luật do Quốc Hội ban hành, còn văn bản dƣới luật chỉ là những quy định về trình tự, thủ tục để thực hiện quyền đó. Điều này một lần nữa nhấn mạnh cam kết tôn trọng quyền sở hữu tƣ nhân của Nhà nước, đồng thời xác lập khuôn khổ hiến định cho sự can thiệp của Nhà nước vào quyền này, thông qua đó ngăn ngừa việc xâm phạm tùy tiện quyền sở hữu của các cơ quan, quan chức nhà nước.
Hiến pháp năm 2013 cũng đã ghi nhận nguyên tắc Nhà nước khi trưng mua, trưng dụng tài sản phải bồi thường theo giá thị trường. Như vậy, khi trưng mua, trưng dụng tài sản Nhà nước cam kết đảm bảo việc thanh toán hoặc bồi thường cho những tài sản trưng mua, trưng thu, cho sự thiệt hại của tài sản bị trưng dụng theo nguyên tắc thị trường và không phân biệt đối xử.
Thứ ba, về giới hạn đối với đất đai, Hiến pháp năm 2013 quy định Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (khoản 3 Điều 54). Trong điều kiện phát triển của nƣớc ta hiện nay, vẫn cần thiết phải thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, để tránh tình trạng thu hồi đất tràn lan, tùy tiện, Hiến pháp quy định việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội gắn trực tiếp với các mục tiêu vì lợi ích quốc gia, công cộng; việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật. Hiến pháp bổ sung quy định về trưng dụng đất có thời hạn trong một số trường hợp đặc biệt như chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh, trƣờng hợp phải đối phó với nguy cơ hoặc khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh (khoản 4 Điều 54) để thống nhất với quy định tại Điều 32 của Hiến pháp về trưng dụng tài sản, đồng thời làm cơ sở cho việc cụ thể hóa các quy định về trƣng dụng đất trong Luật đất đai và các luật có liên quan.
Tóm lại, từ những phân tích trên có thể thấy, quyết tâm của Đảng và Nhà nước không chỉ trong việc thừa nhận quyền sở hữu tài sản, mà còn đảm bảo thực hiện quyền sở hữu tài sản trên thực tế. Đối với thực tiễn Việt Nam hiện nay, việc quy định giới hạn quyền con ngƣời nói chung, giới hạn quyền sở hữu tài sản nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì thông qua giới hạn quyền đã làm rõ quan điểm đó là Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng và bảo đảm quyền sở hữu tài sản nhƣng cũng đặt ra giới hạn cụ thể nhằm thực hiện chức năng chung của Nhà nước là quản lý xã hội, bảo đảm các quyền và lợi ích chung của cộng đồng và các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác. Đồng thời, quy định giới hạn quyền sở hữu còn góp phần ngăn chặn việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền lạm dụng việc quy định việc giới hạn quá mức cần thiết, không hợp lý.

(Xem tiếp phần 1 tại đây)

Phần 2. Đánh giá pháp luật về quyền sở hữu tài sản

Phần 3. Thực trạng thi hành pháp luật về sở hữu tài sản

Trích từ Dự thảo Đề án “Thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm quyền tài sản được giao dịch thông suốt, hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả” của Bộ Tư pháp

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *