Ban hành quyết định cưỡng chế sao cho đúng    

          Theo Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt.

Mẫu quyết định cưỡng chế chưa thống nhất

Và tại mẫu  05 ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, theo đó Chính phủ ban hành mẫu quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó nêu rõ biện pháp cưỡng chế, thời gian cưỡng chế, cơ quan phối hợp cưỡng chế…Như vậy, có thể hiểu phải ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng buộc khắc phục hậu quả để thực hiện khi người vi phạm không tự nguyên thi hành.

Trình tự, thủ tục cưỡng chế vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai
Quyết định cưỡng chế vi phạm hành chính

   Tuy nhiên, theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì lại không quy định phải ban hành quyết định cưỡng chế quyết định xử phạt hành chính mà quy định trực tiếp quyết định cưỡng chế từng biện pháp (khấu trừ lương, buộc khắc phục hậu quả …theo Khoản 2 Điều 86 Luật XLVPHC) để thi hành quyết định xử phạt hoặc quyết định buộc khắc phục hậu quả.

          Do giữa Luật và Nghị định có sự không thống nhất nên trong quá trình áp dụng có 2 luồng ý kiến khác nhau:

          Một số ý kiến cho rằng phải ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp người vi phạm không tự nguyện thi hành, mới đúng theo tinh thần của Luật XLVPHC và Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm
Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm

          Một số ý kiến lại cho rằng không nhất thiết phải ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà ban hành trực tiếp các quyết định cưỡng chế theo hướng dẫn của Nghị định 166/2013/NĐ-CP, vừa cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện. Bên cạnh đó một số Bộ cũng đã ban hành Thông tư hướng dẫn cưỡng chế theo tinh thần của Nghị định 166, như Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 215/2013/TT-BTC Hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Nghị định 97/2017/NĐ-Cp đã quy định cụ thể

Vướng mắc trên kéo dài cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điểu của Nghị định 81/2013/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định 97 đã bỏ biểu mẫu quyết định cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà quy định cụ thể 05 biểu mẫu cưỡng chế (4 biểu mẫu cưỡng chế liên quan đến hình phạt tiền, 01 biểu mẫu liên quan đến cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả).

(Tổng hợp các biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính mới nhất)

MQĐ06

Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập

MQĐ07

Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản

MQĐ08

Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt

MQĐ09

Quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

MQĐ10

Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

Mẫu kế hoạch cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Quốc Huy

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *