Bộ Tư pháp giải đáp về lập biên bản vi phạm hành chính theo Nghị định 118

Trangtinphapluat.com tổng hợp, giới thiệu tới bạn đọc một số nội dung liên quan đến lập biên bản vi phạm hành chính theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, do Bộ Tư pháp trả lời các bộ, ngành, địa phương năm 2022.

1. Đề nghị Bộ Tư pháp hướng dẫn cách ghi hành vi vi phạm đối với trường hợp không xác định được “giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm” theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC năm 2020

Trả lời:

Điểm c khoản 3 Điều 58 Luật XLVPHC (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định một trong những nội dung trong những nội dung chủ yếu của biên bản vi phạm hành chính là “thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm”. Trong trường hợp không thể xác định được một trong những nội dung trên trong biên bản vi phạm hành chính thì tại phần mô tả hành vi vi phạm (chú thích số 8 của Mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP), người có thẩm quyền cần ghi rõ nội dung “Không xác định được thời gian xảy ra vi phạm.

Thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính sao cho phù hợp?
Giải đáp về Lập biên bản vi phạm hành chính theo Nghị định 118

2. Đề nghị Bộ Tư pháp hướng dẫn cách xử lý đối với trường hợp quá thời hạn lập biên bản theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, đối với những vụ việc phức tạp thì xử lý như thế nào, để tạo sự thống nhất khi giải quyết các trường hợp tương tự. Và hướng dẫn cách giải quyết đối với trường hợp người lập biên bản chuyển biên bản vi phạm hành chính đến cho người có thẩm quyền xử phạt đã “quá thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản” cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP (UBND tỉnh Phú Yên).

Trả lời:

Trường hợp Biên bản vi phạm hành chính được lập nhưng không đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP thì không thể làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, do đó, cũng không thể tiếp tục xử lý đối với vụ việc vi phạm hành chính. Trường hợp này, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính sẽ phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm thủ tục xử phạt, không kịp thời xử lý vi phạm hành chính và bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: “Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng theo quy định pháp luật”.

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

6 Bình luận

  1. Muốn được biết công văn hướng dẫn của Bộ Tư pháp về các giải đáp ở trên.

  2. Lê Thu Hương

    tôi muốn được biết nội dung các công văn trả lời của BTP ạ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *