Chuyên đề 1. Những điểm mới trong Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

 Trang tin pháp luật trân trọng giới thiệu loạt bài viết về Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, gồm có 6 chuyên đề. Hôm nay, chúng tôi xin gửi đến độc giả Trang tin pháp luật chuyên đề 1:

Những điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

– Thứ nhất, về những quy định chung, để khắc phục việc cơ quan hành chính ban hành quyết định xử phạt mang tính đơn phương, áp đặt ý chí chủ quan của người có thẩm quyền xử phạt, Luật quy định bổ sung một số nguyên tắc mới như:

+ Nguyên tắc bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, tôn trọng quyền giải trình của cá nhân, tổ chức.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
Những điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính

+ Nguyên tắc người có thẩm quyền xử phạt , người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm bằng việc áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác minh sự thật của vụ việc một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính

+ Áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.

Điểm mới nổi bật là Luật đã quy định trách nhiệm của Chính phủ, UBND các cấp trong công tác quản lý, theo dõi về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Xem chuyên đề 2:  Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

Xem chuyên đề 3: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

Xem chuyên đề 4: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính cập nhật năm 2019

Xem chuyên đề 5: Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Xem chuyên đề 6: Sơ đồ quy trình xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản 

– Thứ hai, về các hình thức xử phạt, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính, như vậy hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống hình thức xử phạt của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh đó quy định hình thức trục xuất có thể được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung như Pháp lệnh xử phạt VPHC 2002 (sửa đổi bổ sung 2008), Luật cho phép Chính phủ có thể quy định các hình thức xử phạt như:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

Là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung mà không quy định cứng như pháp lênh 2002.

Bên cạnh đó, thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với một số doanh nghiệp cho thấy nếu tước quyền sử dụng giấy phép của những doanh nghiệp này sẽ gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cũng như việc làm và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Vì lý do này, Luật bổ sung hình thức xử phạt mới đình chỉ hoạt động có thời hạn được áp dụng trong trường hợp hành vi vi phạm phát sinh từ hoạt động, vận hành của một quy trình, bộ phận nhất định trong một doanh nghiệp, không cần thiết phải tước giấy phép hoạt động để tránh việc gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh của các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

– Thứ ba, về biện pháp khắc phục hậu quả, so với pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, Luật bổ sung một số biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra như:

+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn

+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm

+ Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính…

Bên cạnh đó, Luật cũng sửa đổi biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Pháp lệnh 2002, cụ thể Luật đã tách biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép quy định trong Pháp lệnh 2002 thành 02 biện pháp là:

Trình tự, thủ tục cưỡng chế vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu
  1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
  2. Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép

– Thứ tư, Về mức phạt tiền tối thiểu và tối đa trong Luật được quy định cao hơn so với Pháp lệnh 2002 để phù hợp với tính chất xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước của từng nhóm hành vi, bảo đảm ý nghĩa răng đe và phòng ngừa của chế tài xử phạt vi phạm hành chính, bảo đảm hiệu quả của việc xử phạt, đáp ứng yêu cầu phòng, chống vi phạm hành chính trong thực tế.

(Slide Bài giảng luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất 2019)

Luật phân định mức phạt tiền tối thiểu và tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính giữa các nhân và tổ chức, theo đó mức phạt tiền đối với cá nhân là từ 50.000d đến 1 tỷ đồng, đối với tổ chức từ 100.000d đến 2 tỷ đồng.

– Thứ năm, Luật quy định cơ chế xử phạt đặc thù trong khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương đối với các lĩnh vực: Giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự, an toàn xã hội được quy định mức phạt tiền cao hơn áp dụng với cùng hành vi vi phạm.

– Thứ sáu, về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, các chức danh có thẩm quyền được kế thừa và có bổ sung thêm một số chức danh mới đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước như: Trưởng Phòng Nghiệp vụ Cục CSGT…

Trường hợp nào được ban hành quyết định xử phạt VPHC tại chỗ
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Đối với chức danh như Chủ tịch UBND các cấp, công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, thanh tra, Luật quy định thẩm quyền xử phạt của từng chức danh này theo tỷ lệ phần trăm so với các mức phạt tối đa được quy định tại Điều 24, đồng thời khống chế mức trần mà không quy định thẩm quyền theo mức phạt cố đinh như pháp lệnh 2002.

– Thứ bảy, Luật bổ sung nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt tại Điều 52, theo đó thẩm quyền xử phạt của các chức danh là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt của tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỷ lệ phần trăm. Trường hợp xử phạt trong khu vực nội thành, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt cao hơn đối với hành vi vi phạm hành chính do HĐND thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.

– Thứ tám, điều kiện áp dụng một số biện pháp ngăn chặn liên quan đến nhân thân, quyền và lợi ích người dân được quy định rất chặt chẽ như:Tạm giữ người, tạm giữ tang vật phương tiện VPHC. Mục đích của việc quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp…

– Thứ chín, Luật bổ sung quy định mới về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm và trách nhiệm của cơ quan tiến hành xử phạt phải xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm trước khi ra quyết định xử phạt. Quy định này nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch và bảo đảm dân chủ trong trình tự, thủ tục xử phạt,

– Thứ mười, Luật bổ sung quy định người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trật tự an toàn giao thông

– Thứ mười một, một số quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, khác với Pháp lệnh 2002, Luật có những quy định mới, để người có thẩm quyền ưu tiên xem xét trong quá trình xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên như: Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chỉnh chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên…

Nguyễn QuốcSử

Tổng hợp, biên soạn

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *