Từ 01/9/2019: Phạt 15 triệu đồng với hành vi lấn, chiếm trụ sở làm việc

Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi lấn, chiếm trụ sở làm việc được Chính phủ quy định tại Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước, có hiệu lực 01/9/2019.

Phạt đến 15 triệu đối hành vi lấn, chiếm trụ sở làm việc

Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ đối với hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất liền kề  tự chuyển dịch mốc giới thửa đất để mở rộng diện tích đất hoặc xây dựng công trình lấn chiếm sang không gian phần diện tích  đất thuộc khuôn viên trụ sở làm việc , cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức , đơn vị; tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng nhà đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị).

Xử phạt hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc
Xử phạt hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc

Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi lấn, chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

Bị buộc tháo dỡ công trình vi phạm

Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định Tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của trụ sở làm việc , cơ sở hoạt động sự nghiệp và trả lại trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp bị lấn, chiếm.

(Biện pháp Buộc khôi phục tình trạng ban đầu hiểu thế nào cho đúng)

+ Buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đã lấn ,chiếm.

+ Buộc nộp vào ngân sách số tiền tương ứng với số tiền thuê tài sản trong thời gian lấn, chiếm. Việc xác định số tiền thuê tài sản làm căn cứ xử phạt thực hiện theo quy định sau:

Giá trị hợp đồng đi thuê tài sản để làm căn cứ xử phạt được xác định như sau:

– Trường hợp hợp đồng đi thuê tài sản có ghi cụ thể giá trị hợp đồng  thì căn cứ xử phạt là giá trị ghi trên hợp đồng.

Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm
Buộc tháo dỡ công trình lấn chiếm trụ sở làm việc

– Trường hợp đi thuê tài sản mà không  lập thành hợp đồng hoặc có lập hợp đồng nhưng không đủ thông tin để xác định giá trị hợp đồng theo quy định ở trên thì căn cứ xử phạt xác định bằng giá đi thuê của tài sản cùng loại hoặc có tiêu chuẫn, kỹ thuật tương đương trên thị trường tại thời điểm xảy ra vi phạm  nhân (X) với thời hạn đi thuê tài sản  tính từ thời điểm bắt đầu đi thuê đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

(Kỹ năng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính)

Thẩm quyền xử phạt hành vi lấn, chiếm đất

Theo quy định tại các Điều 29, Điều 30 thì Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh, Chánh thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ, Chánh thanh tra cấp Bộ có thẩm quyền xử phạt hành vi lấn, chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

(Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

Tải toàn văn Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *