Hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính: Xử phạt sao cho đúng?

          Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức. Và theo điểm a khoản 2 Điều 1 của Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng…, thì đối tượng xử phạt cũng chỉ là tổ chức, cá nhân.

          Tuy nhiên trong quá trình thực thi Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 121 thì đã phát sinh những đối tượng vi phạm hành chính mới đó là hộ gia đình, cộng đồng dân cư, đã gây ra nhiều cách hiểu khác nhau trong việc xử phạt vi phạm hành chính những đối tượng này.

Đối tượng bi xử phạt hành chính là ai?

          Nhiều quan điểm cho rằng, do Luật Xử lý vi phạm hành chỉ quy định đối tượng bị xử phạt là tổ chức, cá nhân và nguyên tắc xử phạt hành chính là chỉ xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định, và nhiều người vi phạm thì phải xử lý từng người. Như vậy, Luật chưa quy định các chủ thể hộ gia đình, cộng đồng dân cư là chủ thể của vi phạm hành chính nên không đủ cơ sở pháp lý để xử phạt họ. Những người theo quan điểm này cho rằng người lập biên bản vi phạm hành chính phải xác định được  từng cá nhân vi phạm trong hộ gia đình, cộng đồng dân cư để tham mưu người có thẩm quyền xử phạt, xử phạt đối với từng cá nhân cụ thể.

(Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

          Ví dụ: 2 vợ chồng cùng vi phạm xây dựng sai phép thì xử phạt từng người, hoặc cộng đồng dân cư vi phạm xây dựng công trình không phép thì xử phạt từng người trong cộng đồng dân cư có hành vi vi phạm.

Hộ gia đình vi phạm hành chính xử phạt như thế nào
Hộ gia đình vi phạm hành chính xử phạt như thế nào

          Ngược với quan điểm trên, một số người cho rằng đối với trường hợp hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm thì chỉ nên xử phạt người đại diện. Quan điểm này vận dụng quy định của Nghị định 102/2014/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đại (trường hợp hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm thì xử lý như cá nhân). Xử phạt như vậy vừa đảm bảo tính răn đe, đồng thời nó cũng hợp lý, bởi lẽ hộ gia đình, cộng đồng dân cư là chủ thể đặc biệt, họ thực hiện hành vi nhân danh cho tập thể.

(Tổng hợp các sai sót thường gặp trong xử phạt vi phạm hành chính và cách khắc phục)

          Để đảm bảo sự thống nhất của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm bổ sung chủ thể vi phạm hành chính là hộ gia đình, cộng đồng dân cư vào Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng như những văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản xử phạt vi phạm hành chính trên từng lĩnh vực.

Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào? vui lòng để lại phản hồi.

Quốc Huy

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

2 Bình luận

  1. Gia đình còn ít người nhưng với cộng đồng thì cũng khó. Ở mức độ xử lý hành chính thì có người đứng ra nhận đại diện được, nhưng đối với thiệt hại vượt mức xử phạt hành chính mà ở mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì ai đứng ra đại diện. Khá đau đầu

    • vâng, đúng như ý kiến của bạn, việc xử phạt chủ thể này rất là khó khăn, phức tạp, điển hình như vi phạm trong việc xây dựng Miếu của Xóm hay đình làng…thì rất khó xử lý

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *