Một số điểm mới của Nghị định hướng dẫn Luật Xử lý VPHC 2020

Trangtinphapluat.com giới thiệu một số điểm mới quan trọng của dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 thay thế Nghị định 97/2017/NĐ-CP và Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

1. Quy định cụ thể cách xác định tiền phạt

Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ nêu nguyên tắc có tình tiết tăng nặng thì có thể tăng mức phạt nhưng không quá khung tối đa, có tình tiết giảm nhẹ thì có thể giảm mức tiền phạt nhưng không thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt, dẫn đến không thống nhất trong việc áp dụng mức phạt.

Nghi dinh huong dan luat xu ly vi pham hanh chinh 2020
Nghị định hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020

Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính 2020 đã quy định như sau:

Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

2. Về giao quyền xử phạt

Một vướng mắc lâu nay về giao quyền xử phạt là cấp trưởng khi đã giao quyền cho cấp phó thì có được xử phạt nữa hay không?. Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính 2020 đã bổ sung quy định như sau: . Trong thời gian giao quyền, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chính vẫn có thẩm quyền xử phạt.

3. Về lập biên bản vi phạm hành chính

+ Tăng thẩm quyền lập biên bản VPHC

Dự thảo Nghị định đã bổ sung thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với người có thẩm quyền lập biên bản nhưng không có thẩm quyền xử phạt được lập biên bản đối với tất cả hành vi vi phạm.

+ Quy định cụ thể thời hạn lập biên bản VPHC

Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính hoặc từ khi xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

(Hướng dẫn cách lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

Trường hợp vụ việc phức tạp, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 48 giờ, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính hoặc từ khi xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm.

Trường hợp phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm.

Trường hợp biên bản được giao trực tiếp thì  trong biên bản phải ghi rõ họ, tên người nhận và thời gian nhận biên bản.

4. Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính

Bổ sung quy định đối với trường hợp có áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì nếu có sai sót thì thời hạn sửa đổi, bổ sung, ban hành mới không tính thời hạn 01 năm đối với phần khắc phục hậu quả, tịch thu tang vật, còn đối với hình thức phạt tiền thì áp dụng thời hạn sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quyết định xử phạt là 01 năm

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *