Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu bộ tài liệu tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính bao gồm các chuyên để: Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, ban hành quyết định cưỡng chế, tổ chức cưỡng chế…
Căn cứ biên soạn: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020; Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH (trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính)
a) Thẩm quyền, mẫu và một số lưu ý khi lập biên bản
– Người có thẩm quyền lập biên bản: Là người có thẩm quyền xử phạt và người đang thi hành công vụ. Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 (nay là Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính) quy định người có thẩm quyền đang thi hành công vụ gồm: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu…có thẩm quyền lập biên bản (Khoản 1 Điều 6).
– Mẫu biên bản: Biên bản vi phạm hành chính sử dụng theo mẫu Nghị định 81/2013/NĐ-CP (nay là Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính) và các Nghị định, Thông tư trong từng lĩnh vực có quy định mẫu biên bản vi phạm hành chính.
(Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)
– Một số lưu ý các nội dung sau khi lập biên bản vi phạm hành chính:
+ Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
+ Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm, thì biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ từng hành vi vi phạm và được quy định cụ thể tại đâu đối với từng hành vi vi phạm.
+ Ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm lập biên bản (Ví dụ: Buổi sáng ghi 9 giờ, buổi chiều ghi 15 giờ (không ghi 3 giờ))
+ Nội dung căn cứ: có thể ghi căn cứ vào biên bản làm việc (nếu có) hoặc kết quả của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
+ Địa điểm lập biên bản: Theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 , luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 thì: Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
(Tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Xử lý vi phạm hành chính)
+ Đối tượng vi phạm là cá nhân phải ghi đầy đủ họ, tên, ngày tháng năm sinh, số CMND hoặc số định danh cá nhân (kể từ ngày 01/01/2016), ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ; Vi phạm là tổ chức thì ngoài thông tin về tổ chức (như tên, địa chỉ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) và phải ghi cụ thể thông tin người đại diện theo pháp luật.
+ Ghi chính xác hành vi vi phạm theo Nghị định xử phạt (đầy đủ, chính xác từ), Mô tả thời gian vi phạm hành chính, trích dẫn hành vi vi phạm tại đâu (Điểm, Khoản, Điều tại Nghị định nào)
+ Phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Nếu người vi phạm không ký thì phải có 2 người làm chứng ký vào biên bản (phải ghi cụ thể tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ người làm chứng trong biên bản).
+ Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
b) Một số lỗi thường gặp khi lập biên bản:
– Người lập biên bản không có thẩm quyền lập biên bản.
– Ghị địa điểm lập biên bản không phải nơi vi phạm hành chính mà không nêu rõ lý do
– Người vi phạm không ký văn bản nhưng không có người làm chứng hoặc ký nhưng không có người chứng kiến hoặc có nhưng không nêu cụ thể họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú.
– Tên người vi phạm là cha hoặc mẹ nhưng người ký lại là người con.
– Ghi hành vi vi phạm nhưng không trích dẫn tại Điểm, Khoản, Điều thuộc nghị định nào hoặc ghi không đúng với hành vi vi phạm quy định tại nghị định.
– Đề người vi phạm ghi lý do không ký biên bản.
– Cho giải trình đối với trường hợp không thuộc giải trình.
c) Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
Là thủ tục bắt buộc của người có thẩm quyền xử phạt được thực hiện trước khi ra quyết định xử phạt nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch, khách quan của quyết định xử phạt. Hoạt động này thể hiện trước hoặc sau khi lập biên bản vi phạm hành chính và có thể được thực hiện cùng với các trình tự, thủ tục xử phạt tiếp theo cho đến khi ra quyết định xử phạt. Đây là quy định mới so với pháp lệnh 2002, theo đó trong trường hợp cần thiết (Điều 59) trước khi ra quyết định xử phạt người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh có hay không hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên thực tế, lỗi, nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…Quá trình xác minh phải thể hiện bằng văn bản để đảm bảo tính khách quan, chính xác của các tình tiết của vụ việc vi phạm.
d) Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
Về thẩm quyền định giá, Luật quy định người có thẩm quyền tổ chức định giá là người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc. Quy định “người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc” chính xác hơn quy định “ người có thẩm quyền xử phạt” quy định tại Điều 34 của Nghị định 128/2008/NĐ-CP, vì mục đích của việc định giá là để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, vào thời điểm định giá, chưa xác định được ai là người có thẩm quyền xử phạt.
– Căn cứ và thứ tự ưu tiên áp dụng để xác định giá trị tang vật, gồm: Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu….Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện hành vi vi phạm.
đ) Giải trình
– Chỉ áp dụng đối với những vi phạm có tính chất nghiêm trọng theo quy định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc vi phạm hành chính quy định mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm lớn, từ 15 triệu đồng trở lên đối với cá nhân và 30 triệu đồng trở lên đối với tổ chức.
– Hình thức giải trình: Giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản.
– Thời hạn gửi yêu cầu giải trình: Không quá 5 ngày đối với giải trình bằng văn bản và không quá 2 ngày làm việc đối với trường hợp giải trình trực tiếp, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
– Thời hạn giải quyết yêu cầu giải trình: 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu giải trình.
Việc giải trình trực tiếp phải lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan và là một trong những căn cứ quan trọng để người có thẩm quyền xử phạt xem xét, ra quyết định xử phạt.
LIÊN HỆ EMAIL: Kesitinh355@gmail.com để tải toàn bộ nội dung
Anh ơi cho em xin tài liệu tập huấn Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2015 hoàn chỉnh với ah.
Ok em, anh sẽ gửi qua mail cho em
Em nhận được tài liệu rồi ah.Tài liệu rất hay và hữu ích.Cảm ơn anh nhiều ah!
anh ơi a có thể cho e xin tài liệu tập huấn Luật XLVPHC 2012 hoàn chỉnh k a?
mình đã chuyển vào mail rồi nhé
@Nguyễn Quốc Sử : a ơi, e k nhận được file đính kèm, a gửi lại giúp e với ạ, em cảm ơn anh nhiều ạ.
mình đã gửi lại rồi nhé
a ơi, sao e vẫn không nhận được a ạ
em gửi lại yêu cầu qua mail kesitinh355@gmail.com đi nhé
Cho em xin tập tài liệu tập huấn luật xử lý vi phạm hành chính năm 2015 được không anh
đã gửi qua mail rồi bạn nhé
Đã áp dụng luật XLVPHC 2012 mà sao còn dùng Nghị định 128/2008/NĐ-Cp nhỉ?
dẫn chiếu 128 để so sánh chứ không phải áp dụng bạn!
Anh gửiem xin bộ tài liệu tập huấn luật xử lý vi phạm hành chính hoàn chỉnh được ko anh?
ok mình đã gửi quan mail nguyenxuantanvhlc@gmail.com rồi bạn nhé
cho mình xin bộ tài liệu tập huấn luật xử lý vi phạm hành chính hoàn chỉnh với bạn
Ok bạn, mình đã gửi tài liệu vào mail rồi nhé
Chào a, chúc a và gia đình năm mới an khang, thịnh vượng nhé! Nhờ a choe xin tài liệu tập huấn Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2015 hoàn chỉnh được k ạ? Địa chỉ mail của e là: donghoa105@gmail.com. E cảm ơn a nhiều ạ!
cảm ơn em, anh đã gửi qua mail. Đã có tài liệu tập huấn xử lý 2017 cập nhật nhiều nọi dung, văn bản mới, em cần thì liên hệ với anh , lưu ý có phí
Tài liệu của anh hay lắm, ảnh cho em xin một bản hoàn chỉnh được không ạ? địa chỉ mail của em là: tuyen.ubnd@gmail.com. xin cám ơn
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trangtinphapluat.com, tôi đã gửi qua mail cả bạn
Dạ! Tài liệu rất bổ ích cho việc học tập và nghiên cứu!
Anh có thể gửi cho em tài liệu hoàn chỉnh theo địa chỉ mail huynhduc.cskt@gmail.com được không ạ?
Em cảm ơn anh nhiều
cảm ơn bạn đã ghé thăm trangtinphapluat.com, tài liệu chúng tôi đã gửi vào mail cho bạn rồi nhé. Để cập nhật kịp thời các bài giảng, tài liệu tập huấn, văn bản mới…bạn vui lòng đăng ký nhận bài viết mới theo hướng dẫn trên website nhé!
Thân chào
Anh có thể gửi tài liệu hoàn chỉnh theo địa chỉ mail voholinh@gmail.com được không ạ?
Cảm ơn anh nhiều
Trangtinphapluat.com đã gửi tài liệu tập huấn xử lý vi phạm hành chính năm 2015 vào email bạn rồi nhé
Anh ơi, em thấy tài liệu rất hay. anh có thể giử cho em với đc ko ajh. em cảm ơm. Gmail của em: Thanhduckl@gmail.com
bạn gửi yêu cầu vào gmal kesitinh355@gmail.com mình sẽ chuyển đề cương tập huấn xử lý vi phạm hành chính năm 2015 cho bạn nhé,
Đọc qua nội dung tóm tắt thấy rất hay, không biết nội dung cụ thể như thế nào nhỉ?! Bên mình có thể hỗ trợ một bản đầy đủ nội dung được không?
Trần Ngọc Tuấn trân trọng!
cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài giảng Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trangtinphapluat.com đã gửi phản hồi vào email của bạn