Trường hợp nào cấp PHÓ được ký thay cấp Trưởng?

Các văn bản trong cơ quan Đảng, Nhà nước thường do cấp trưởng, người đứng đầu cơ quan đơn vị ký theo thẩm quyền. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp Cấp phó sẽ ký thay cấp trưởng hoặc ký trực tiếp theo thẩm quyền.

1. Các hình thức ký văn bản trong cơ quan nhà nước

Theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư và Nghị định 09/2010/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư (Nay là Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư) có quy định về việc ký văn bản ở trong các cơ quan như sau:

1.1 Ở cơ quan, tổ chức làm việc chế độ tập thể

– Đối với những vấn đề quan trọng của cơ quan, tổ chức mà theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức, phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, việc ký văn bản được quy định như sau:

Trường hợp nào ký thay mặt
Trường hợp nào ký thay mặt tập thể

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt (TM.) tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức;

Cấp phó của người đứng đầu và các thành viên giữ chức vụ lãnh đạo khác được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo uỷ quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.

(Quy định về phân cấp, ủy quyền, phân quyền trong cơ quan hành chính nhà nước)

2.  ở cơ quan tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Cấp phó ký thay chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật.

Trường hợp nào cấp phó được ký thay cấp trưởng
Trường hợp nào cấp phó được ký thay cấp trưởng

3. Ký thừa uỷ quyền

Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ký thừa uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa uỷ quyền theo thể thức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức uỷ quyền.

(Những điểm mới của Nghị định 30/2020/NĐ-CP công tác văn thư)

Căn cứ vào quy định trên thì có các hình thức ký văn bản trong cơ quan nhà nước: Ký Thay mặt tập thể, Ký trực tiếp của người đứng đầu, ký thay của cấp phó, ký thừa lệnh của Chánh Văn phòng, Ký thừa ủy quyền của người đứng đầu.

2. Trong trường hợp nào cấp phó được ký thay cấp trưởng?

Theo quy định trên thì khi cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công thì cấp phó được ký thay cấp trưởng.

(Cấp Phó có được sửa đổi, hủy bỏ quyết định của cấp Trưởng?)

Ngoài ra, đối với các cơ quan hành chính ở địa phương thì căn cứ vào Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy chế làm việc của UBND, các cơ quan, đơn vị, chẳng hạn Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định đối với cấp huyện như sau:

Quy định ký văn bản của Luật Tổ chức chính quyền địa phương

“Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

  1. Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;

Điều 122. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

  1. Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân.
  2. Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.
  3. Ký quyết định, chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy nhiệm.”

Trong lĩnh vực chứng thực

Trong lĩnh vực chứng thực,   Nghị định 23/2015/NĐ-CP  về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, tại khoản 1, 2 Điều 5 quy định về thẩm quyền chứng thực như sau:

“Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.”

3. Quy định về thẩm quyền ký trong văn bản của Đảng

Việc ký văn bản đối với cấp phó trong các văn bản của Đảng được hướng dẫn tại Hướng dẫn 36-HD/TW ngày 03/4/2018 của Văn phòng Trung ương Đảng về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng, theo đó:

Văn bản của cấp ủy

+ Đối với văn bản của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, đảng đoàn, ban cán sự đảng các cấp

Văn bản của tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương và ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.

Ví dụ 1: Văn bản của tỉnh uỷ

T/M TỈNH UỶ
BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ)
(chữ ký)
Họ và tên

Ví dụ 2: Văn bản của ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ

T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ)
(chữ ký)
Họ và tên

+ Văn bản của huyện uỷ, quận uỷ, đảng uỷ trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ và ban thường vụ huyện uỷ, quận uỷ, đảng uỷ trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ.

Ví dụ 1: Văn bản của huyện uỷ

T/M HUYỆN UỶ
BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ)
(chữ ký)
Họ và tên

Ví dụ 2: Văn bản của ban thường vụ huyện uỷ, quận uỷ, đảng uỷ

T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ)
(chữ ký)
Họ và tên

+ Văn bản của đảng uỷ và ban thường vụ đảng uỷ cơ sở.

Ví dụ 1: Văn bản của đảng uỷ cơ sở

T/M ĐẢNG UỶ
BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ)
(chữ ký)
Họ và tên

Ví dụ 2: Văn bản của ban thường vụ đảng uỷ cơ sở

T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ)
(chữ ký)
Họ và tên

Văn bản cơ quan tham mưu

+ Đối với văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ và các đơn vị được lập theo quyết định của cơ quan, tổ chức đảng các cấp

– Cấp trưởng ký trực tiếp.

Ví dụ 1: Trưởng ban ký

TRƯỞNG BAN
(chữ ký)
Họ và tên

Ví dụ 2: Quyền (ký hiệu là Q) chánh văn phòng ký

Q. CHÁNH VĂN PHÒNG
(chữ ký)
Họ và tên

– Cấp phó ký thay.

Ví dụ:

K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
(chữ ký)
Họ và tên

– Khi chưa bổ nhiệm cấp trưởng thì cấp phó đề ký trực tiếp, không đề ký thay cấp trưởng.

Ví dụ: Phó trưởng ban phụ trách ký

PHÓ TRƯỞNG BAN
(chữ ký)
Họ và tên

Tóm lại, cấp phó chỉ được ký thay cho cấp trưởng khi được phân công trong quy chế làm việc hoặc được ủy quyền trong văn bản riêng đối với các lĩnh vực chưa được phân công hoặc thẩm quyền trực tiếp như trong lĩnh vực chứng thực hoặc ký trực tiếp khi chưa bổ nhiệm cấp trưởng (trong văn bản của Đảng)

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *