Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND

Trangtinphapluat.com trân trọng giới thiệu sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phươngLuật Tổ chức HĐND-UBND để bạn đọc theo dõi, thảo luận:

Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND – phần 1

Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND – tiếp theo phần 1

Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND ( phần 2)

Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND ( phần 3)

Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND ( phần cuối)

Luật Tổ chức CQĐPLuật Tổ chức HĐND-UBND
1. Về Bố cục văn bản
Luật Tổ chức CQĐP có 8 chương, 142 điều, nhiều hơn 3 chương và 2 điều so với với Luật Tổ chức HĐND-UBND.Luật TCCQĐP đã chia phân chia chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị, hải đảo thành 3 chương riêng. Trước đây Luật Tổ chức HĐND gọp chung nên chức năng, nhiệm vụ giữa chính quyền đô thị và nông thôn không có nhiều khác biệt, gây khó khăn, cản trở quá trình phát triển của đô thị.
2. Về đơn vị hành chính
Chia làm 4 đơn vị hành chính, tăng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt so với Luật TCHĐND-UBND. Cấp tỉnh, huyện, xã và đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.Đối với cấp huyện thì Luật TCCQĐP quy định thêm đơn vị hành chính thành phố trực thuộc thành phố trung ương (trước đây chỉ có quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
3. Nguyên tắc phân loại đơn vị hành chính
Luật TCHĐND-UBND không có quy định, Luật TCCQĐP quy định cụ thể nguyên tắc phân loại đơn vị hành chính, theo đó phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loạiđơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo
4. Về cơ cấu tổ chức
Cả hai luật đều quy định chính quyền địa phương bao gồm HĐND và UBND
5. Nguyên tắc hoạt động của HĐND-UBND
Luật TCHĐND-UBND quy định nguyên tắc chung là HĐND-UBND hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, không đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND.So sánh Luật Tổ chức chính quyền địa phương với Luật Tổ chức HĐND và UBND

So sánh Luật Tổ chức chính quyền địa phương với Luật Tổ chức HĐND và UBNDLuật TCCQĐP phân định rõ nguyên tắc hoạt động của HĐND và UBND, theo đó: HĐND làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. UBND hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch UBND.

6. Nhiệm kỳ của HĐND và Chủ tịch HĐND-UBND
– Cả 2 luật vẫn quy định nhiệm kỳ của HĐN là 5 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá sau. Tuy nhiên, Luật TCCQĐP quy định rõ Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong.

(Những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019)

– Kế thừa Luật TCHĐND-UBND, Luật TCCQĐP quy định Chủ tịch HĐND, UBND không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tục. Tuy nhiên, Luật TCCQĐP bổ sung thêm việc giữ chức vụ đó không quá 2 nhiệm kỳ liên tục ở cùng một đơn vị hành chính, nghĩa là một người làm chủ tịch UBND 2 nhiệm kỳ, khi hết nhiệm kỳ nếu được điều chuyển sang huyện, tỉnh khác thì vẫn được làm chủ tịch.

Xem bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Tải slide bài giảng Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *