Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND (phần 3)

Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND ( phần 1)

Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND – tiếp theo phần 1

Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND ( phần 2)

Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND ( phần cuối)

9. Về cơ cấu tổ chức của HĐND tỉnh, huyện, xã
Luật TCCQĐP quy định cụ thể các Ban của HĐND tỉnh, số lượng phó các ban là không quá 2 người, trưởng ban có thể là đại biểu hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách, phó trưởng ban của HĐND tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.Đối với HĐND cấp huyện thì Luật TCCQĐP quy định có 2 phó chủ tịch HĐND, không còn ủy viên Thường trực HĐND như Luật TCHĐND-UBND.

Luật TCCQĐP quy định rõ phó Chủ tịch HĐND các cấp phải là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

Đối với HĐND cấp xã thì Luật TCCQĐP quy định thành lập 2 ban pháp chế và ban kinh tế xã hội. Đây là 2 ban hoàn toàn mới, trước đây chỉ có ở HĐND cấp huyện, tỉnh.

10. Về cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh, huyện xã
Luật TCCQĐP quy định rõ ủy viên UBND cấp tỉnh, huyện là người đứng đầu cơ quan chuyên môn, cơ quan quân sự, công an. Trước đây Luật TCHĐND-UBND không quy định này  rõ ủy viên ubnd gồm những cơ quan nào nên không có sự thống nhất ở các địa phương.So sánh Luật Tổ chức chính quyền địa phương với Luật Tổ chức HĐND và UBND

So sánh Luật Tổ chức chính quyền địa phương với Luật Tổ chức HĐND và UBNDLuật TCCQĐP quy định cụ thể số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp, cụ thể: cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có từ 3-5 phó chủ tịch, cấp huyện từ 2-3 phó chủ tịch, cấp xã loại 1 không quá 2 phó chủ tịch, xã loại 2, 3 không quá 1 phó chủ tịch.

11. Về nhiệm vụ của chủ tịch UBND các cấp
Luật TCCQĐP quy định cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ của Chủ tịch UBND các cấp, trong đó có việc ủy quyền cho cấp phó, thủ trưởng các cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của chủ tịch

(Xem quy định về phân cấp, ủy quyền trong cơ quan nhà nước)

12. Kỳ họp của HĐND
– Cả 2 luật đều quy định mỗi năm HĐND họp ít nhất 2 kỳ họp, riêng Luật TCCQĐP quy định trong trường hợp người dân có đơn yêu cầu có chữ ký trên 10% tổng số cử tri thì HDDND phải tổ chức họp bất thường để bàn những nội dung mà cử tri kiến nghị. Quy định này thể hiện rõ quyền của cử tri cũng như trách nhiệm của HĐND đối với cử tri đã bầu ra mình.- Luật TCCQĐP quy định đại biểu HĐND được quyền đề nghị HĐND tổ chức họp kín, trước đây quyền này chỉ do Chủ tịch UBND và Chủ tọa kỳ họp đề nghị.

– Thời gian triệu tập kỳ họp thứ nhất HĐND: Luật TCCQĐP tăng 15 ngày so với Luật TCHĐND-UBND, cụ thể Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới được triệu tập chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Thời gian triệu tập kỳ họp bất thường thì Luật TCCQĐP rút ngắn 3 ngày  so với Luật TCHĐND-UBND, cụ thể thường trực HĐND triệu tập phiên họp bất thường chậm nhất là 7 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

Xem bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019

PHương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *