Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND (phần cuối)

Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND – phần 1

Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND – tiếp theo phần 1

Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND ( phần 2)

Sự khác nhau giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức HĐND-UBND ( phần 3)

Luat to chuc chinh quyen dia phuong 2019
Câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019
13. Phê chuẩn kết quả bầu cử chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND

Luật TCHĐND-UBND quy định thẩm quyền phê chuẩn các chức danh nêu trên nhưng không quy định thời gian phê chuẩn cũng như trường hợp không phê chuẩn. Luật TCCQĐP quy định cụ thể trách nhiệm phê chuẩn, không phê chuẩn, cụ thể: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả bầu, cơ quan, người có thẩm quyền phải xem xét, phê chuẩn; trường hợp không phê chuẩn thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu Hội đồng nhân dân tổ chức bầu lại chức danh không được phê chuẩn.

14. Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm
Luật TCHĐND-UBND chỉ quy định trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu HĐND, các chức danh do HĐND bầu, không quy định trường hợp từ chức. Luật TCCQĐP quy định thêm trường hợp từ chức, cụ thể: Người được Hội đồng nhân dân bầu nếu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức
15. Lấy phiếu tín nhiệm

Luật TCHĐND-UBND không quy định, Luật TCCQĐP quy định Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:

–  Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban của Hội đồng nhân dân; Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân.

16. Bỏ phiếu tín nhiệm

Cả 2 luật đều quy định, tuy nhiên Luật TCCQĐP bên cạnh 2 trường hợp lấy phiếu tín nhiệm như Luật TCHĐND-UBND: Khi Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Luật TCCQĐP quy định thêm trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm khi: Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.

Luật TCHĐND-UBND quy định trường hợp quá nữa tổng số đại biểu HĐND bỏ phiếu không tín nhiệm thì HĐND xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm. Luật TCCQĐP quy định thêm hình thức xin từ chức và bỏ hình thức bãi nhiệm.

17. Trách nhiệm tham dự kỳ họp của đại biểu HĐND

Luật TCHĐND-UBND chỉ quy định chung chung trách nhiệm của đại biểu HĐND phải tham dự kỳ họp, trường hợp không tham dự thì phải báo cáo. Luật TCCQĐP quy định cụ trường hợp đại biểu HĐND không tham dự các kỳ họp liên tục trong 1 năm mà không có lý do chính đáng sẽ bị HĐND bãi nhiệm.

18. Điều kiện làm việc của đại biểu HĐND

Luật TCHĐND-UBND không quy định rõ, Luật TCCQĐP quy định cụ thể điều kiện làm việc của đại biểu HĐND, đối với  đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Quy định này sẽ nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân, nhất là đại biểu hội đồng nhân dân không chuyên trách.

19. Đối thoại với nhân dân

Luật TCHĐND-UBND không quy định, Luật TCCQĐP quy định chính quyền cấp xã phải tổ chức đối thoại với nhân dân ít nhất 1 lần/năm về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân và những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương; trường hợp quy mô đơn vị hành chính cấp xã quá lớn, có thể tổ chức trao đổi, đối thoại với Nhân dân theo từng cụm thôn, tổ dân phố.

Quy định này sẽ giúp chính quyền gần dân hơn, phát huy dân chủ trong nhân dân, tạo điều kiện để người dân tham gia xây dựng chính quyền.

Xem bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019

13. Phê chuẩn kết quả bầu cử chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND
Luật TCHĐND-UBND quy định thẩm quyền phê chuẩn các chức danh nêu trên nhưng không quy định thời gian phê chuẩn cũng như trường hợp không phê chuẩn. Luật TCCQĐP quy định cụ thể trách nhiệm phê chuẩn, không phê chuẩn, cụ thể: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả bầu, cơ quan, người có thẩm quyền phải xem xét, phê chuẩn; trường hợp không phê chuẩn thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu Hội đồng nhân dân tổ chức bầu lại chức danh không được phê chuẩn.
14. Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm
Luật TCHĐND-UBND chỉ quy định trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu HĐND, các chức danh do HĐND bầu, không quy định trường hợp từ chức. Luật TCCQĐP quy định thêm trường hợp từ chức, cụ thể: Người được Hội đồng nhân dân bầu nếu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức

So sánh Luật Tổ chức chính quyền địa phương với Luật Tổ chức HĐND và UBND
So sánh Luật Tổ chức chính quyền địa phương với Luật Tổ chức HĐND và UBND
15. Lấy phiếu tín nhiệm
Luật TCHĐND-UBND không quy định, Luật TCCQĐP quy định Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:

–  Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban của Hội đồng nhân dân; Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân.

16. Bỏ phiếu tín nhiệm
Cả 2 luật đều quy định, tuy nhiên Luật TCCQĐP bên cạnh 2 trường hợp lấy phiếu tín nhiệm như Luật TCHĐND-UBND: Khi Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Luật TCCQĐP quy định thêm trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm khi: Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.(Những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019)

Luật TCHĐND-UBND quy định trường hợp quá nữa tổng số đại biểu HĐND bỏ phiếu không tín nhiệm thì HĐND xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm. Luật TCCQĐP quy định thêm hình thức xin từ chức và bỏ hình thức bãi nhiệm.

17. Trách nhiệm tham dự kỳ họp của đại biểu HĐND
Luật TCHĐND-UBND chỉ quy định chung chung trách nhiệm của đại biểu HĐND phải tham dự kỳ họp, trường hợp không tham dự thì phải báo cáo. Luật TCCQĐP quy định cụ trường hợp đại biểu HĐND không tham dự các kỳ họp liên tục trong 1 năm mà không có lý do chính đáng sẽ bị HĐND bãi nhiệm.
18. Điều kiện làm việc của đại biểu HĐND
Luật TCHĐND-UBND không quy định rõ, Luật TCCQĐP quy định cụ thể điều kiện làm việc của đại biểu HĐND, đối với  đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Quy định này sẽ nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân, nhất là đại biểu hội đồng nhân dân không chuyên trách.

19. Đối thoại với nhân dân
Luật TCHĐND-UBND không quy định, Luật TCCQĐP quy định chính quyền cấp xã phải tổ chức đối thoại với nhân dân ít nhất 1 lần/năm về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân và những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương; trường hợp quy mô đơn vị hành chính cấp xã quá lớn, có thể tổ chức trao đổi, đối thoại với Nhân dân theo từng cụm thôn, tổ dân phố.

Quy định này sẽ giúp chính quyền gần dân hơn, phát huy dân chủ trong nhân dân, tạo điều kiện để người dân tham gia xây dựng chính quyền.

Ru bi

Lượt bài tiếp theo: So sánh Bộ luật dân sự 2005 với Bộ luật dân sự 2015

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *