Tài liệu tập huấn hòa giải cơ sở có nhạy cảm giới năm 2020 -phần 2

Trangtinphapluat.com giới thiệu tới bạn đọc Bộ tài liệu tập huấn hòa giải cơ sở có nhạy cảm giới năm 2020 dành cho hòa giải viên. Tài liệu do Bộ Tư pháp biên soạn.

Tài liệu gồm 06phần: 

PHẦN 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC CHUNG VỀ GIỚI  (xem tại đây)

PHẦN 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

PHẦN 3: HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ CÓ NHẠY CẢM GIỚI (xem tại đây)

PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG CỦA HÒA GIẢI VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHẠY CẢM GIỚI (xem tại đây)

Tài liệu tập huấn hòa giải cơ sở năm 2020
Tài liệu tập huấn hòa giải cơ sở năm 2020

PHẦN 5: TIẾN HÀNH HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ CÓ NHẠY CẢM GIỚI (xem tại đây)

PHẦN 6: THỰC HÀNH HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ CÓ NHẠY CẢM GIỚI (xem tại đây).

Trong chuyên đề hôm nay, trangtinphapluat.com giới thiệu tới bạn đọc phần thứ 2  – Giới thiệu chung về hòa giải cơ sở .

2.1 HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ LÀ GÌ?

Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.

HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
> Là việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột có sự tham gia của bên thứ ba trung lập, độc lập với các bên là hòa giải viên – người được bầu, công nhận theo quy định của pháp luật hòa giải ở cơ sở.
> Hòa giải viên đóng vai trò giúp đỡ, khuyến khích, thúc đẩy các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận.
> Hòa giải viên không có quyền áp đặt nội dung thỏa thuận hoặc ra quyết định buộc các bên phải thi hành.
> Thỏa thuận đạt được hoàn toàn mang tính tự nguyện của các bên và có thể được Tòa án công nhận khi đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định.

2.2 PHẠM VI HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

A. NHỮNG VỤ VIỆC ĐƯỢC TIẾN HÀNH HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

 Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây
mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác).
 Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu,
nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất.
 Tranh chấp phátsinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phátsinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha, mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn.
 Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính.
 Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.

* Vụ việc vi phạm pháp luật hình sự có thể được tiến hành hòa giải ở cơ sở:
 Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015 và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật.
 Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại, nhưng bị hại
không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
 Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành
tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại khoản 1 Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều
282 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

* Vụ việc vi phạm pháp luật hành chính có thể được tiến hành hòa giải ở cơ sở:
 Hành vi vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

B. CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG TIẾN HÀNH HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

1) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công  cộng;
2) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
3) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp được hòa giải quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ;
4) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp được hòa giải quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ; tranh chấp về thương mại, lao động được hòa giải theo quy định của Luật Thương mại, Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2.3 NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

✔ Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.

Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022"
Nguyên tắc hòa giải ở cơ sở

✔ Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.
✔ Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.
✔ Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
✔ Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
✔ Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.

NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở là một
nguyên tắc mới được quy định trong Luật Hòa giải ở cơ sở, thể hiện chính sách nhất quán của Nhà nước ta về thực hiện bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và những cam kết của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế về thúc đẩy bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử…
Nguyên tắc này nhằm thực hiện pháp luật bình đẳng giới, đồng thời khắc phục tình trạng có nơi, có lúc còn phân biệt đối xử về giới trong thực tiễn hoạt động hòa giải. Ngoài ra, bảo đảm bình đẳng giới không chỉ thể hiện ở việc quy định thành phần tổ hòa giải phải có hòa giải viên nữ, mà còn bảo đảm tính không phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong toàn bộ hoạt động hòa giải ở cơ sở trên cơ sở các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên và trong quá trình hòa giải như phân công hòa giải viên, lựa chọn địa điểm hòa giải,…

Đảm bảo bình đẳng giới trong hòa giải ở cơ sở cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Hòa giải viên ở cơ sở có kiến thức về giới và bình đẳng giới, không sử dụng
ngôn ngữ mang tính chất định kiến giới, phân biệt đối xử về giới.
– Đảm bảo sự công bằng và bình đẳng của các bên liên quan tới mâu thuẫn,
tranh chấp.
– Tôn trọng, không áp đặt quan điểm cá nhân vào vụ việc hòa giải.
– Hòa giải viên ở cơ sở phải bảo đảm vai trò trung lập.
– Bảo đảm có sự tham gia của hòa giải viên nữ trong tổ hòa giải ở cơ sở.

2.4 Ý NGHĨA CỦA HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
(1) Giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước, góp phần giảm bớt khiếu kiện của nhân dân.
(2) Khôi phục, duy trì, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội khi giải quyết tận “gốc” của vấn đề.

(3) Góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội nói chung, trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật phát sinh tại cơ sở nói riêng dựa trên cơ sở bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên.
(4) Góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, góp phần hình thành trong mỗi công dân ý thức thượng tôn pháp luật.

2.5 CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

1) Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.
2) Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
3) Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
4) Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
5) Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
6) Quyết định số 889/QĐ-BTP ngày 21/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành mẫu Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
7) Công văn số 1503/BTP-PBGDPL ngày 05/5/2017 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở.
8) Các văn bản khác có liên quan.

Tài liệu tập huấn hòa giải cơ sở có nhạy cảm giới năm 2020 -phần 3 tại đây

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *