Cần áp dụng thống nhất quy định người dịch tại Nghị định 79 và Luật Công chứng

Theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; khoản 5 của Thông tư 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, thì Phòng Tư pháp cấp huyện chứng thực chữ ký của người dịch trong các văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại khi người dịch có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên tại nước ngoài đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch. Và người dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.

Chứng thực giấy bán xe
Chứng thực giấy bán xe

Kể từ ngày 01/01/2015 khi  Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành thì bỏ quy định người dịch bắt buộc phải tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng thứ tiếng nước ngoài cần dịch mà quy định theo hướng mở rộng đối tượng được dịch thuật. Cụ thể, người dịch phải tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Quy định này phù hợp với thực tế và đề cao vai trò trách nhiệm cá nhân của người dịch văn bản. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là quy định này chỉ áp dụng đối với các cộng tác viên dịch thuật của tổ chức hành nghề công chứng hay áp dụng chung cho cả Phòng Tư pháp cấp huyện.

Một số quan điểm cho rằng, quy định trên chỉ áp dụng cho cộng tác viên dịch thuật khi công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng còn đối với các Phòng Tư pháp cấp huyện thì điều kiện về người dịch vẫn chịu sự điều chỉnh của Nghị định 79 và Thông tư 03. Bởi vì, đối tượng áp dụng của Luật Công chứng 2014 là Tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên.

Không đồng tình với quan điểm trên, người viết lại cho rằng quy định trên không chỉ áp dụng cho tổ chức hành nghề công chứng mà còn cho cả Phòng Tư pháp cấp huyện. Bởi vì, theo khoản 2 Điều 83 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy  khác nhau về cùng vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Ở đây, Nghị định 79, Thông tư 03 và Luật Công chứng cùng quy định về điều kiện của người dịch thuật, Luật Công chứng có hiệu lực cao hơn nên phải áp dụng theo Luật Công chứng đề thực hiện.

(Xem điểm mới của Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực)

NQH

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *