Tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định, phạt sao cho đúng?

Hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định diễn ra hằng ngày ở các thành phố, làm ô nhiễm môi trường cũng như xấu hình ảnh đất nước, tuy nhiên việc xử phạt lại hết sức khó khăn.

Nghị định 155/2016, tiểu bậy phạt đến 3 triệu đồng

Từ ngày 01 tháng 02 năm 2017, Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực môi trường có hiệu lực thi hành thì hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng.

Nghị định 167/2013, đái bậy phạt 300.000 đồng

Trong khi đó cũng hành vi này (Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư) theo Điểm c Khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chng bạo lực gia đình, thì chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Nhiều người băn khoăn cùng một hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định nhưng mức phạt của Nghị định 155 gấp 10 lần Nghị định 167, vậy khi cá nhân vi phạm thì bị xử phạt theo Nghị định 155 hay Nghị định 167?

Xử phạt hành vi tiểu tiện không đúng nơi quy định
Xử phạt hành vi tiểu tiện không đúng nơi quy định

Phạt 3 triệu đồng nếu tiểu tiện không đúng quy định

Theo Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về áp dụng văn bản pháp luật thì:

1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở vềtrước thì áp dụng theo quy định đó.

2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 156 thì 2 Nghị định 167 và Nghị định 155 đều do Chính phủ ban hành và cùng điều chỉnh việc xử phạt hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định nhưng do Nghị định 155 ban hành sau nên cá nhân nào vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 155, với mức phạt từ 1 triệu đến 3 triệu cho hàh vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định.

Ru bi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *