Trường hợp nào phải từ chối chứng thực chữ ký của người dịch

Theo quy định tại của Nghị định 79/2007/NĐ- CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, thì:Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực.

Và chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

Chứng thực giấy bán xe
Chứng thực giấy bán xe

Nghị định 79 chỉ quy định các trường hợp phải từ chối chứng thực bản sao chứ không có điều khoản nào quy định từ chối chứng thực chữ ký của người dịch. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho cán bộ chứng thực khi tiếp nhận yêu cầu chứng thực chữ ký của người dịch đối với các giấy tờ, văn bản có dấu hiệu được cấp không đúng thẩm quyền, hoặc không phù hợp với thuần phong, mỹ tục.

Bên cạnh đó, tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định 79 quy định: “Bản dịch phải được đính kèm với bản sao của giấy tờ cần dịch”, trên thực tế thì nhiều giấy tờ cần dịch đính kèm với bản dịch là bản chính chứ không phải bản sao. Như vậy, người thực hiện chứng thực chữ ký có thể từ chối được hay không?

(Xem điểm mới của Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực)

  Mặc dù việcchứng thực chữ kýngười chứng thực chỉ chịu trách nhiệm về chữ ký của người dịch là đúng, tuy nhiên để đảm bảo nội dung của các giấy tờ cần dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì cơ quan có thẩm quyền cần bổ sung quy định các trường hợp được từ chối chứng thực chữ ký để cán bộ chứng thực có cơ sở pháp lý thực hiện.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *