Lấn chiếm đất chưa sử dụng hiện nay không bị xử phạt vi phạm hành chính bởi vì Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai không có quy định xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng.
- Xác định thời điểm lấn, chiếm đất chưa sử dụng theo Nghị định 91
- Từ 1/8/2024: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp lấn, chiếm đất
Và tại Khoản 2 Điều 165 Luật Đất đai 2013 thì “Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
(Lấn, chiếm đất trước ngày Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, có bị xử phạt hành chính?)
Chính việc khuyến khích đưa đât chưa sử dụng vào sử dụng và không có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng nên chính quyền cấp xã lúng túng trong việc xử lý hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng của cá nhân, tổ chức, hầu hết các địa phương mới chỉ lập biên bản sự việc ghi nhận lại quá trình lấn chiếm của cá nhân,tổ chức để làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.
Khắc phục tình trạng trên, Chính phủ đang xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, theo đó đã bổ sung việc xử phạt hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng.
(Xem Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai thay thế Nghị định 102)
Điều 14 dự thảo quy định xử phạt Lấn, chiếm đất như sau:
1. Đối với hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng thì hành thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 01 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 03 héc ta trở lên.
Không chỉ bổ sung xử phạt vi phạm hành chính hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng, lần này Chính phủ còn bổ sung xử phạt hành vi hủy hoại đất. Luật Đất đai 2013, tại Khoản 1 Điều 12 có quy định nghiêm cấm hủy hoại đất, tuy nhiên Nghị định 102 lại không quy định chế tài xử phạt nên chính quyền các cấp không có cơ sở pháp lý để xử phạt hành vi hủy hoại đất.
Theo dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 102, tại Điều 15 quy định xử phạt hành vi hủy hoại đất như sau:
1. Hành vi tự ý làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ trên 0,05 héc ta đến 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
e) Phạt tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
b) Buộc khôi phục lại tình trạng của thửa đất như trước khi vi phạm. Trường hợp người sử dụng đất không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định.
(Xem hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai)
Như vậy, nếu dự thảo Nghị định được thông qua thì các vướng mắc về xử lý hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng, hủy hoại đất sẽ có cơ sở pháp lý để xử phạt.
rubi