Công trình không phép, sai phép nào được tạo điều kiện xin giấy phép

Các trường hợp được làm thủ tục xin phép xây dựng

Nghị định 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (hết hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2018), tại Khoản Điều 12, quy định:

“Đối với những công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định thì xử lý như sau:

a) Những công trình xây dựng phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng gồm: công trình xây dựng phù hợp vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

Công trình không phép, sai phép nào được tạo điều kiện xin giấy phép
Công trình không phép, sai phép nào được tạo điều kiện xin giấy phép

b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng, đồng thời áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;

c) Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng. Sau khi tự phá dỡ công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.

Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ;

d) Trường hợp chủ đầu tư bị từ chối cấp Giấy phép xây dựng hoặc không có Giấy phép xây dựng sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình vi phạm, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.”

(Xây dựng công trình không phép – Chủ thầu, thợ xây có bị xử phạt?)

Như vậy, Nghị định 180 chỉ nêu một số trường hợp cụ thể để tổ chức, cá nhân vi phạm khi xây dựng công trình không phép, sai phép được cơ quan có thẩm quyền cho phép trong thời hạn 60 ngày làm thủ tục xin phép xây dựng. Quy định này tạo thuận lợi cho cán bộ, công chức khi phát hiện hành vi vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính, xác định được ngay công trình nào đủ điều kiện được cấp phép xây dựng, công trình nào không được cấp để tham mưu xử lý kịp thời.

Công trình đang thi công mới được làm thủ tục xin phép xây dựng

Tuy nhiên, từ ngày 15/01/2018 theo  Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biên, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, thì tại Khoản 12 Điều 15 không nêu cụ thể trường hợp nào xử lý ngay, trường hợp nào làm thủ tục xin phép. Như vậy, đồng nghĩa tất cả các trường hợp, kể cả chắc chắn xin phép không được thì người có thẩm quyền vẫn yêu cầu sau thời hạn 60 ngày nếu không xuất trình giấy phép xây dựng sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ.

(Khi nào công trình xây dựng không phép được 60 ngày để xin giấy phép?)

Quy định này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự xây dựng, bởi lẽ công trình vi phạm để càng lâu thì càng phức tạp, mức độ vi phạm càng tăng, thiệt hại cho cá nhân, tổ chức càng nhiều và rất khó xử lý.

Thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn áp dụng Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139 theo hướng nêu cụ thể những trường hợp được cho thời hạn 60 ngày để làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng, ngoài các trường hợp đó thì ban hành quyết định xử phạt và cưỡng chế tháo dỡ theo quy định của Luật XLVPHC để đảm bảo tính kịp thời, hạn chế thiệt hại cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *