Slide Bài giảng tuyên truyền Luật Tố cáo năm 2018

Slide bài giảng  Luật Tố cáo 2018 được biên soạn dưới dạng powerpoint, nội dung đầy đủ, trình bày đẹp, phù hợp cho báo cáo viên…

Một số nội dung của bài giảng Luật Tố cáo 2018

Phần 1. Sự cần thiết ban hành Luật Tố cáo 2018

Đánh giá những kết quả đạt được của Luật Tố cáo 2011, những hạn chế bất cập về giải quyết tố cáo, bảo vệ người tố cáo…, như:

Điểm mới của Luật Tố cáo 2018
Slide bài giảng Luật Tố cáo 2018

– Luật Tố cáo năm 2011đã tạo hành lang pháp lý để công dân thực hiện quyền tố cáo giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

(26 câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Tố cáo năm 2018)

– Giai đoạn từ 2012 – 2016, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có xu hướng giảm so với những giai đoạn trước, số đơn khiếu nại tố cáo giảm 54,6%; số vụ việc khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính giảm 39,3%…

Tuy nhiên, qua hơn 4 năm triển khai thực hiện cho thấy Luật tố cáo đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như sau:

Việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo còn vướng mắc như: Khi đã chuyển công tác, về hưu, ở chức vụ cao hơn…

Mẫu văn bản trong giải quyết tố cáo
Bảo vệ người tố cáo tham nhũng

Thẩm quyền giải quyết tố cáo: Chưa quy định thẩm quyền quyết tố cáo của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, trong DN nhà nước…

Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo chưa chặt chẽ: Xử lý ban đầu, rút đơn, tạm dừng, công khai kết luận nội dung tố cáo…

Từ những hạn chế, bất cập trong Luật Tố cáo 2011 nêu trên, nhằm thể chế hóa đường lối của Đảng, bảo đảm quyển con người theo Hiến pháp…Quốc hội đã thông qua Luật Tố cáo 2018, có hiệu lực 01/01/2019

Phần 2. Những nội dung chính và điểm mới của Luật Tố cáo 2018

Về nghĩa vụ của người tố cáo, quyền nghĩa vụ của người bị tố cáo; nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo, trình tự giải quyết tố cáo, thời hạn giải quyết tố cáo, rút tố cáo, công khai kết luận tố cáo, giải quyết tố cáo tiếp…như:

1. Về phạm vi điều chỉnh

Luật Tố cáo năm 2018 chỉ nói chung là quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, bỏ cụm tử “cán bộ, công chức, viên chức” trong Luật Tố cáo năm 2011. Quy định như vậy mang tính chất bao quát, không chỉ tố cáo hành vi của cán bộ, công chức, viên chức mà Luật Tố cáo năm 2018 còn mở rộng đối tượng khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

(So sánh Luật Tố cáo 2018 với Luật Tố cáo 2011)

2. Người tố cáo:

Xem video bài giảng Luật Tố cáo


Luật Tố cáo mở rộng  chủ thể thực hiện quyền tố cáo là “cá nhân” thay thế cho chủ thể là “công dân” như trước đây.

3. Phân biệ tố cáo – tố giác

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tố giác về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm do cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết.

(Tham khảo TTLT Số06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC)

Liên hệ kesitinh355@gmail.com hoặc zalo 0935634572 để tải slide trình chiếu Luật Tố cáo năm 2018; Luật Khiếu nại 2011

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *