Lấn, chiếm đất đai: UBND xã có được cưỡng chế?

Bạn Trần Thị Tùng (địa chỉ email: tranlinhtunght@gmail.com) hỏi:, mình ở xã thì UBND xã có được ban hành Quyết định cưỡng chế đối với trường hợp công dân trên địa bàn xã lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình phụ của gia đình trên đất lân chiếm không?

Trangtinphapluat.com trả lời bạn như sau:

Bạn hỏi có 2 vấn đề: Thứ nhất là lấn chiếm đất; thứ hai là xây dựng công trình phụ trên đất lấn chiếm. Do đó theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì phải xử lý cả hai hành vi vi phạm

1. Về hành vi lấn chiếm đất

THeo Điều 10 của Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai (nay là Nghị định 91/2019/NĐ-CP) thì: Lấn, chiếm đất được chia thành các  trường hợp:

Thẩm quyền cưỡng chế hành vi lấn chiếm đất
Thẩm quyền cưỡng chế hành vi lấn chiếm đất

– Trường hợp lấn chiếm đất nông nghiệp, đất trồng lúa, đất trồng rừng, đất ở, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở

– Trường hợp lấn chiếm đất đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

Đối với trường hợp thứ nhất thì: UBND cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính, buộc khắc phục hậu quả trả lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm hoặc buộc trả lại đất lấn chiếm. Nếu người vi phạm không chấp hành thì có quyền ban hành quyết định cưỡng chế theo Điều 87 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

(Từ ngày 05/01/2020, sẽ xử phạt hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng)

Đối với trường hợp thứ hai thì bạn tham khảo từng Nghị định nhé, nhưng về nguyên tắc thì Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cưỡng chế đối với quyết định do mình ban hành.

(Mẫu kế hoạch cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính)

2. Về hành vi xây dựng công trình trên đất lấn chiếm

Hành vi này bị xử lý theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở (nay là Nghị định 139/2017/NĐ-CP).

Trình tự, thủ tục cưỡng chế quyết định xử phạt hành chính
Cưỡng chế công trình trên đất lấn, chiếm

Tuy nhiên, THeo Luật Xây dựng 2014 thì công trình phụ ở cấp xã được miễn giấy phép xây dựng, do đó việc xây dựng này chỉ có thể xử lý ở hành vi xây dựng trên đất không được phép xây dựng theo KHoản 7 Điều 13 Nghị định 121., ngặt nỗi mức phạt hành vi hành quá cao từ 40-50 triệu.

Do đó, các địa phương thường chỉ xử lý 1 hành vi lấn chiếm đất và tổ chức cưỡng chế nếu cá nhân không chấp hành.

Đối với các phường thì bạn tham khảo bài viết: Cấp huyện cưỡng chế tháo dỡ công trình là phù hợp

(Từ 01/9/2019: Phạt 15 triệu đồng với hành vi lấn, chiếm trụ sở làm việc)

Có gì chưa rõ bạn phản hồi lại nhé.

Quốc Sử

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *