Người có công cách mạng có được chuyển quyền sử dụng đất?

Nhiều bạn đọc gửi câu hỏi với nội dung: Người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở, được cấp huyện giao đất không thu tiền sử dụng đất thì có bị hạn chế quyền của người sử dụng đất hay không?

 Thực tế ở một số địa phương sau khi giao đất cho người có công thì người này chuyển nhượng cho người khác chứ không ở, do đó trong quyết định miễn tiền sử dụng đất cho người có công với cách mạng, chính quyền thường có câu ràng buộc người được giao đất, đó là “không được mua bán, chuyển nhượng dưới bất cứ hình thức nào” , quy định này đã gây khó khăn cho người có công được giao đất khi thực hiện thủ tục vay vốn ngân hàng, nhiều ngân hàng không đồng ý nhận thế chấp vì cho rằng đất đó chỉ để ở không được chuyển nhường, thế chấp?

Vấn đề bạn đọc  hỏi, trangtinphapluat.com trả lời như sau (MANG TÍNH THAM KHẢO):

Quy định về hỗ trợ nhà ở cho người có công cách mạng

Ngày 27/02/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 118-TTG về việc hỗ trợ người có công cách mạng cải thiện về nhà ở , theo đó:

Quy định hỗ trợ nhà ở cho người có công cách mạng

 Tuỳ theo điều kiện và khả năng của địa phương, việc hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở có thế áp dụng một trong các hình thức sau đây:

– Tặng nhà tình nghĩa;

– Hỗ trợ kinh phí để xây dựng hoặc sữa chữa nhà ở;

– Hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần tiền sử dụng đất khi bán nhà của Nhà nước hoặc khi giao đất làm nhà ở;

– Các hình thức hỗ trợ khác.

* Điều kiện để giao đất làm nhà ở:

Người có công với Cách mạng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không thể tạo lập được nhà ở mà chưa được thuê nhà của Nhà nước hoặc bị mất nhà do thiên tai, hoả hoạn… thì tuỳ theo điều kiện của địa phương, hoàn cảnh và công lao của từng người được xét tặng “Nhà tình nghĩa”, được giao đất làm nhà ở, hoặc được mua nhà trả góp.

(Quy định mới NĂM 2019 về thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg)

Như vậy, tuỳ vào điều kiện của địa phương và hoàn cảnh, công lao đóng góp của người có công mà được nhà nước giao đất làm nhà ở. Và trong Quyết định 118 không có điều khoản nào quy định điều kiện sử dụng đất của người có công sau khi được nhà nước giao đất.

Luật Đất đai 2013 có quy định quyền chung của người sử dụng đất tại Điều 166 như sau:

– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

– Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

– Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

– Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất có Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định nghĩa vụ chung của người sử dụng đất như sau:

– Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

(Tải 10 Biểu mẫu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất từ 10/01/2020)

– Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

– Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

-Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

– Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

Như vậy, Luật Đất đai 2013 đã quy định quyền của người sử dụng đất (kể cả người có công cách mạng được giao đất) được chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho….Do đó, việc chính quyền một số nơi có quy định hạn chế quyền của người được giao đất (người có công cách mạng) không thu tiền sử dụng đất là chưa thật sự phù hợp quy định pháp luật, hạn chế một phần quyền của người sử dụng đất theo Luật Đất đai.

Từ 01/7/2019 tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công cách mạng

Theo tìm hiểu của trangtinphapluat.com, sở dĩ chính quyền quy định không được mua bán, chuyển nhượng là vì mục đích nhà nước giao đất cho người có công là nhằm hỗ trợ họ có đất để xây dựng nhà ở chứ không phải để họ cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng. Tuy nhiên, do quá trình kiểm tra, xác minh của chính quyền cấp xã chưa làm chặt chẽ, và cũng có một vài trường hợp người có công sau khi được giao đất đã ngay lập tức chuyển nhượng cho người khác làm mất đi ý nghĩa của chính sách hỗ trợ.

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *